1 đặc điểm cấu tạo các lớp bên trong của vỏ trái dất ?
2 phân loại núi <căn cứ vào độ cao>
3 cao nguyên là gì ? ý nghĩa của cao nguyên với sản xuất nông nghiệp ?
4 đồng bằng là gì ?ý nghĩa của đồng bằng với sản xuất nông nghiệp ?
5 tác hại của núi lủa và biện pháp ?
6 tac hại của động đất và biện pháp phòng tránh
Câu 1 :
Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 phần :
- Lớp vỏ : dày từ 5 - 70km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng không quá 1000oC
- Lớp trung gian : gần 3000km, từ quánh dẻo đến lỏng, khoảng 1500 - 4700oC
- Lớp lõi : trên 3000km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong, cao nhất khoảng 5000oC
Câu 2 :
Loại núi | Độ cao tuyệt đối |
Thấp | Dưới 1000m |
Trung bình | Từ 1000 - 2000m |
Cao | Từ 2000m trở lên |
Câu 3 :
- Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500m. Cao nguyên cũng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
- Cao nguyên là nơi rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 4 :
- Bình nguyên ( hay đồng bằng ) là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối của nó thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Trên thế giới có nhiều bình nguyên rất rộng, diện tích có khi tới vài triệu km2.
- Các bình nguyên do phù sa bồi tụ thường bằng phẳng, thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Vì vậy, đây cũng là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc.
Câu 5 :
- Tác hại của núi lửa : gây thiệt hại cho các vùng ở gần núi lửa, dung nham vùi lấp nhà của, ruộng đồng,...
- Biện pháp phòng tránh : tránh xa những nơi có núi lửa sắp hoặc đang hoạt động.
Câu 6 :
- Tác hại của động đất : khiến nhà cửa, các tòa nhà bị đổ vỡ, gây thiệt hại nghiêm trọng vể người và của,...
- Biện pháp phòng tránh : giữ đồ vật trong nhà tránh xa những nơi nguy hiểm, giữ an toàn cho bản thân và gia đình