Chương I- Điện học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Quân

1. Có hai điện trở mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 12V. Khi R1 nt R2 thì công suất của mạch là 4W. Khi R1 mắc // R2 thì công suất mạch là 18W. Hãy xác định R1 và R2?

2. Hai bóng đèn Đ1 ghi 6V-3W và Đ2 ghi 6V-4,5W được mắc vào mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có hiệu điện thế U không thay đổi:

a. Biết ban đầu biến trở \(R_B\) ở vị trí sao cho 2 đèn sáng bình thường. Tìm điện trở của biến trở lúc này? Trên mạch điện, đâu là Đ1, đâu là Đ2? Giải thích.

Bài tập Vật lý

3. Để loại bóng đèn loại 120V-60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V, người ta mắc nt với nó một điện trở phụ R. Tính R?

4. Cho mạch điện như hình với U=9V, R1=1,5\(\Omega\), R2=6\(\Omega\). Biết cường độ dòng điện qua R3 là 1A.

a. Tìm R3?

b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút?

c. Tính công suất của đoạn mạch chứa R1?

Bài tập Vật lý

5. Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5A.

a. Tính nhiệt lượng mà quạt tỏa ra trong 30p theo đơn vị Jun?

b. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30p, biết giá điện là 1522 đồng/kWh cho 50 số đầu, 1755dd/kWh cho các số sau.

Nếu một gia đình mỗi ngày trung bình dùng một nồi cơm điện công suất 600W trong vòng 1h, một bếp điện công suất 1200W trong 45p, 2 bóng điện công suất 50W trong vòng 6h và một tivi công suất 150W trong 4h thì trong 1 tháng, gia đình này phải trả bao nhiêu tiền điện?

7. Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước sẽ sôi sau khoảng 40p. Còn nếu dùng dây R2 thì nước sữ sôi sau 60p. Vậy nếu dùng cả 2 dây đó mắc // thì nước sẽ sôi sau khoảng thời gian là bao nhiêu?(coi điện trở của dây thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ)

Tenten
20 tháng 8 2017 lúc 17:35

1) R1ntR2 =>Rtđ=R1+R2(1)

Mặt khác ta có R'=\(\dfrac{U^2}{p1}=\dfrac{12^2}{4}=36\Omega\)(2)

Từ 1,2 => Rtđ=R1+R2=36\(\Omega\)=> R1=36-R2 (3)

Ta có R1//R2=>Rtđ=\(\dfrac{R1.R2}{R1+R2}\)(4)

Mặt khác R''=\(\dfrac{U^2}{p2}=\dfrac{12^2}{18}=8\Omega\)(5)

Từ 4,5=>Rtđ=\(\dfrac{R1.R2}{R1+R2}=8\Omega\)(6)

Lấy 3 thay vào 6 ta có Rtđ=\(\dfrac{R1.R2}{R1+R2}=8=>\dfrac{\left(36-R2\right).R2}{36-R2+R2}=8=>R2=12\Omega\)

=>R1=36-R2=36-12=24\(\Omega\)

Tenten
20 tháng 8 2017 lúc 17:41

3) Ta có \(I\text{đ}=\dfrac{p}{U}=\dfrac{60}{120}=0,5A\)

Rđ=\(\dfrac{U^2}{p}=\dfrac{120^2}{60}=240\Omega\)

Ta có R1ntR=>Rtđ=Rđ+R (1)

Ta có Vì R1ntR=>\(I\text{đ}=I=\text{Ir}=0,5A\)

=>Rtđ=\(\dfrac{U}{I}=\dfrac{220}{0,5}=440\Omega\) (2)

Từ 1,2 => Rtđ=R1+R=440=>240+R=440=>R=200\(\Omega\)

Tenten
20 tháng 8 2017 lúc 17:56

4) Ta có mạch R1nt(R2//R3)

=>Rtđ=R1+\(\dfrac{R2.R3}{R2+R3}=1,5+\dfrac{6.R3}{6+R3}=\dfrac{9+1,5.R3+6R3}{6+R3}=\dfrac{9+7,5R3}{6+R3}\)

=>\(I=\dfrac{U}{Rt\text{đ}}=9:\dfrac{9+7,5R3}{6+R3}=\dfrac{9.\left(6+R3\right)}{9+7,5R3}=\dfrac{9.\left(6+R3\right)}{1,5.\left(6+5R3\right)}=\dfrac{6.\left(6+R3\right)}{6+5R3}\)

vì R1ntR23=>I1=I23=I=\(\dfrac{6.\left(6+R3\right)}{6+5R3}\)

vì R2//R3=>U2=U3=U23=I23.R23=\(\dfrac{6.\left(6+R3\right)}{6+5R3}.\dfrac{6.R3}{6+R3}=\dfrac{6.6R3}{6+5R3}=\dfrac{36R3}{6+5R3}\)

=>I3=\(\dfrac{U3}{R3}=\dfrac{36R3}{6+5R3}:R3=1=>R3=6\Omega\)

b) Nhiệt lượng tỏa trên R2 trong 2p là

Q=U.I.t=U2.I2.120=6.1.120=720J

Bạn thay R3=6 \(\Omega\) vào U2 nhé ... Có U2 rồi tính I2=\(\dfrac{U2}{R2}\)

c) Công suất trên đoạn mạch R1 là

p1=I21.R1=22.1,5=6W

Bạn theo R3=6\(\Omega\) tại I1 nhé ( \(\dfrac{6.\left(6+R3\right)}{6+5R3}\) thay vào đây nhé )

Tenten
20 tháng 8 2017 lúc 19:40

Ta có : \(I\text{đ1}=\dfrac{p1}{U}=\dfrac{3}{6}=0,5A\); \(I\text{đ2}=\dfrac{p2}{U}=\dfrac{4,5}{6}=0,75A\)

\(Rd1=\dfrac{U^2}{p1}=\dfrac{6^2}{3}=12\Omega\); \(Rd2=\dfrac{U^2}{p2}=\dfrac{6^2}{4,5}=8\Omega\)

vì Iđ1 < Iđ2 => Đèn 2 mắc song song với Rb

Ta có mạch ( \(\text{đ}2\) //Rb)nt \(\text{đ}1\)

=> Rtđ=\(\dfrac{Rd2.Rb}{Rd2+Rb}+Rd1\)=\(\dfrac{8.Rb}{8+Rb}+12=\dfrac{20Rb+96}{8+Rb}\)\(\Omega\)

=> \(I=\dfrac{U}{Rt\text{đ}}=U:\dfrac{20Rb+96}{8+Rb}=\dfrac{U.\left(8+Rb\right)}{20Rb+96}\)

Vì Rd1bntRd2=>Id1b=Id2=I=\(\dfrac{U.\left(8+Rb\right)}{20Rb+96}A\) ( Rd1b là Rd1 và Rb nhé )

Mà ta có U không đổi => U=U đm=6V

Ta có Rd1//Rb=>Ud1=Ub=Ud1b=Id1b.Rd1b=\(\dfrac{U.\left(8+Rb\right)}{20Rb+96}.\dfrac{8Rb}{8+Rb}=\dfrac{U.8Rb}{20Rb+96}=\dfrac{U.8.Rb}{4\left(5Rb+24\right)}=\dfrac{2.U.Rb}{5Rb+24}=\dfrac{2.6.Rb}{5Rb+24}=6\)

Mình chỉ giúp được tới đây thôi ạ .

Tenten
20 tháng 8 2017 lúc 19:45

Hình như bài này tách khỏi bài 5 đúng ko ạ ? Một tháng có bao nhiêu ngày thế ạ ( 30 hay 31 ngày ạ )

Nguyễn Ngọc Quân
22 tháng 8 2017 lúc 18:03

bài 2 mình ghi thiếu câu b

2b. Giả sử từ vị trí ban đầu ta di chuyển biến trở con chạy sang phải một chút thì độ sáng các đèn thay đổi thế nào?


Các câu hỏi tương tự
Tọa Vương Phong
Xem chi tiết
Đức Anh
Xem chi tiết
Giang Hoài Thương
Xem chi tiết
A8 NAN
Xem chi tiết
Nguyễn Duyên
Xem chi tiết
9tc1 Lương Thái Như Ý
Xem chi tiết
pink hà
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Sinh
Xem chi tiết