1. Có 2 bình cách nhiệt: Bình một chứa m1=2kg nước ở nhiệt độ t1=20 độ C. Bình 2 chứa m2=4kg nước ở nhiệt độ 60 độ C. Người ta rót một lượng Unicm từ bình 1 sang bình 2 sau khi cân bằng nhiệt người ta lại rót lượng nước m từ bình 2 sang bình1. Lúc này nhiệt độ ở bình 1 là t1'=21,5 độ C0 a) tình m trong mỗi lần.
Gọi t2' là nhiệt độ cân bằng ở bình 1
Nhiệt lượng m nước ở bình 1 thu vào để tăng từ 20 → t2'0C là:
Q1 = mcΔt1 = mc(t2'-20) (J)
Nhiệt lượng m2 nước ở bình 2 tỏa ra để hạ từ 60 → t2'0C là:
Q2 = m2cΔt2 = 4c(60- t2') (J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q1 = Q2
⇔ mc(t2'-20) = 4c(60- t2')
⇔ mt2' - 20m = 240 - 4t2' (1)
Nhiệt lượng m nước ở bình 2 tỏa ra để tăng từ t2' → 21,50C là:
Q3 = mcΔt3 = mc(t2'-21,5) (J)
Nhiệt lượng m1-m nước ở bình 1 thu vào để tăng từ 20 → 21,50C là:
Q4 = (m1-m)cΔt4 = (2-m)c(21,5-20) = 1,5(2-m)c (J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q3 = Q4
⇔ mc(t2'-21,5) = 1,5(2-m)c
⇔ mt2' -21,5m = 3-1,5m ⇔ mt2' - 20m = 3 (2)
Từ (1) và (2)
⇒ 240 - 4t2' = 3 ⇔ t2' = 59,250C
Khối lượng m trong mỗi lần rót là:
mt2' - 20m = 3 ⇔ 59,25m-20m = 3 ⇔ m ≃ 0,08kg