Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Hông Nhung

1. Cho các số nguyên a, b, c. CMR

Nếu a+b+c chia hết cho 30 thì \(a^5+b^5+c^5\)chia hết cho 30

2.Cho các số nguyên a, b, c thỏa mãn a+b+c=0. CMR

a,\(a^3+b^3+c^3⋮3abc\)

b,\(a^5+b^5+c^5⋮5abc\)

3. Viết số 1998 thành tổng 3 số tự nhiên tùy ý. Chứng minh rằng tổng các lập phương của 3 số tự nhiên đó chia hết cho 6

4. Chứng minh rằng với mọi số nguyên a và b

a,\(a^3b-ab^3⋮6\)

b, \(a^5b-ab^5⋮30\)

5.Chứng minh rằng mọi số tự nhiên đều được viết dưới dạng \(b^3+6c\) trong đó b và c là các số nguyên

6.chứng minh rằng tổng các lập phương của 3 số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 9

7. Chứng minh rằng nếu tổng các lập phương của 3 số nguyên chia hết cho 9 thì tồn tại một trong 3 số đó là bội của 3

TFBoys
9 tháng 8 2017 lúc 9:07

3. \(1998=a_1+a_2+a_3\) với \(a,b,c\in N\)

Xét hiệu \(\left(a_1^3+a_2^3+a_3^3\right)-\left(a_1+a_2+a_3\right)\)

\(=\left(a_1^3-a_1\right)+\left(a_2^3-a_2\right)+\left(a_3^3-a_3\right)\)

\(=a_1\left(a_1^2-1\right)+a_2\left(a_2^2-1\right)+a_3\left(a_3^2-1\right)\)

\(=\left(a_1-1\right).a_1.\left(a_1+1\right)+\left(a_2-1\right).a_2.\left(a_2+1\right)+\left(a_3-1\right).a_3.\left(a_3+1\right)\)

Dễ thấy mỗi số hạng là tích 3 số tự nhiên liên tiếp nên ắt tồn tại 1 số chia hết cho 2 và 1 số chia hết cho 3

=> Mỗi số hạng chia hết cho 6

=> Hiệu \(\left[\left(a_1^3+a_2^3+a_3^3\right)-\left(a_1+a_2+a_3\right)\right]⋮6\)

Hay \(\left(a_1^3+a_2^3+a_3^3\right)\)\(\left(a_1+a_2+a_3\right)\) có cùng số dư khi chia cho 6

=> \(\left(a_1^3+a_2^3+a_3^3\right)\) và 1998 có cùng số dư khi chia cho 6

Nên \(\left(a_1^3+a_2^3+a_3^3\right)⋮6\)

nguyễn nam sơn
10 tháng 12 2020 lúc 23:19

uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu