1. Cho 9,2 gam kim loại M thuộc nhóm 1A tác dụng với H2O dư thu đc 100gam dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch HCl 14,6%. Hãy xác định tên kim loại M và tính nồng độ của X
2 . Cho 12,6 gam muối cacbonat trung hòa của kim loại M thuộc nhóm 2A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6 % thì thu đc dung dịch X và 3,36 lit khí( đktc). Xác định tên kim loại M và nồng độ % của muối trong dung dịch X
3. Nguyên tố R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3. Hợp chất khí với hidro của R có dạng RHy trong đó hidro chiem 8,82% về khối lượng . Hãy xác định tên của R
4. Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố R bằng 3 lần hóa trị của nó trong hợp chất khí với hidro . Trong oxi cao nhất của R thì oxi chiếm 60% về khối lượng . Hãy xác định tên của R
1. \(n_{HCl}=\dfrac{14,6.100}{100.36,5}=0.4\left(mol\right)\)
Gọi kí hiệu hóa học của kim loại nhóm IA cần tìm là M.
PTHH: \(M+H_2O\rightarrow MOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\) (1)
Mol: 0,4_________0,4
\(MOH+HCl\rightarrow MCl+H_2O\) (2)
Mol: 0,4______0,4
Theo (1) và (2) ta có: \(n_M=n_{MOH}=n_{HCl}=0,4\left(mol\right)\)
Mặt khác \(m_M=9,2\left(g\right)\Rightarrow M_M=\dfrac{9,2}{0,4}=23\left(Natri\right)\)
Vậy kim loại cần tìm là Na.
2. Vì M thuộc nhóm IIA nên M có hóa trị II. \(n_{CO_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: \(MCO_3+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\left(1\right)\)
Mol: 0,15 __________________________ 0,15
Theo (1) ta có \(n_{MCO_3}=n_{CO_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{MCO_3}=\dfrac{12,6}{0,15}=84\left(đvC\right)\) hay: \(M_M+60=84\Leftrightarrow M_M=24\left(Magie\right)\)
PTHH: \(MgCO_3+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\)
mol: 0,15______________________________0,15
Theo phương trình, \(n_{HCl}=0,15.2=0,3\left(mol\right)\)\(\Rightarrow m_{HCl}=0,3.36,5=10,95\left(g\right)\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{10,95.100}{14,6}=75\left(g\right)\)\(\Rightarrow m_{ddX}=12,6+75-0,15.44=81\left(g\right)\)
\(m_{MgCl_2}=0,15.95=14,25\left(g\right)\Rightarrow C\%_{MgCl_2}=\dfrac{14,25}{81}.100\%\approx17,5926\%\)
3. R thuộc nhóm VA (vì sao thì bạn tự biết)
\(\Rightarrow\) Hợp chất khí của R với H sẽ có dạng : \(RH_3\)
Theo đề: \(\dfrac{R}{3+R}=8,82\%\Rightarrow R\approx31\left(Photpho\right)\)
4.Theo phân tích đề ta có: hóa trị cao nhất trong oxit của R là VI.
\(\Rightarrow\) Công thức oxit của R có dạng: \(RO_3\)
Mặt khác: \(\dfrac{3.16}{R+3.16}=60\%\Rightarrow R=32\)
Vậy R là lưu huỳnh (S)
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!!!