1/ Cho 4,6g kim loại R vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hìa 1/10 dung dịch Y cần 230 ml dung dịch HCl 0,1M. Vậy kim loại R là ?
2/ Để oxi hóa hoàn toàn 1 kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Vậy R là ?
3/ Oxi hóa hoàn toàn m(g) kim loại R thu được 6g oxit. Hòa tan oxit đó trong dung dịch HCl dư thu được 10,125 g muối. Vậy R là ?
4/ Kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với khí Cl2 thu được muối kim loại trong đó kim loại M chiếm 47,4% về khối lượng muối. Kim loại M là ?
Bài 1: \(n_{HCl}=0,023\left(mol\right)\)
2R+2nH2O\(\rightarrow2R\left(OH\right)_n+nH_2\left(1\right)\)
R(OH)n+nHCl\(\rightarrow RCl_n+nH_2O\left(2\right)\)
Theo PTHH(2): \(n_{R\left(OH\right)_n}=\dfrac{1}{n}n_{HCl}=\dfrac{0,023}{n}\left(mol\right)\)
Theo PTHH(1): \(n_R=n_{R\left(OH\right)_n}=\dfrac{0,023}{n}.10=\dfrac{0,23}{n}\left(mol\right)\)
\(M_R=\dfrac{4,6}{\dfrac{0,23}{n}}=20n\)
Nghiệm phù hợp là n=2 và MR=40(Ca)
Bài 2: 4R+nO2\(\underrightarrow{t^0}2R_2O_n\)
Theo đề ta có: \(\dfrac{m_{O_2}}{m_R}.100=40\rightarrow\)\(\dfrac{32n}{4R}.100=40\rightarrow\dfrac{n}{R}=\dfrac{1}{20}\rightarrow R=20n\)
Nghiệm phù hợp là n=2 và R=40(Ca)
Bài 3:
\(4R+nO_2\underrightarrow{t^0}2R_2O_n\left(1\right)\)
\(R_2O_n+2nHCl\rightarrow2RCl_n+nH_2O\left(2\right)\)
-Cứ 1 mol R2On chuyển về 2 mol RCln thì tăng 71n-16n=55n(gam)
-Vậy cứ x mol R2On chuyển về 2x mol RCln thì tăng 10,125-6=4,125(gam)
\(\rightarrow x=\dfrac{4,125}{55n}=\dfrac{0,075}{n}\left(mol\right)\)
\(M_{R_2O_n}=\dfrac{6}{\dfrac{0,075}{n}}=80n\rightarrow2R+16n=80n\rightarrow2R=64n\rightarrow R=32n\)
Nghiệm phù hợp n=2 và R=64(Cu)
Bài 4:
\(2M+nCl_2\underrightarrow{t^0}2MCl_n\)
\(\%M=\dfrac{M}{M+35,5n}.100=47,4\rightarrow52,6M=1682,7n\)
\(\rightarrow M\approx32n\rightarrow\)Nghiệm phù hợp n=2 và M=64(Cu)