1/ Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
2/ Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thề người và động vật? Vì sao?
3/ Vì sao mưa nhiều giun dất lại chui lên khỏi mặt đất?
4/ Nếu giun đũa bị thiếu lớp cuticun bọc ngoài cơ thể thì số phận sẽ ra sao?
5/ Giun đũa cái to và mập hơn giun đũa đực có ý nghĩa gì?
6/ Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?
7/ " Không nên ăn thịt ở dạng sống như ăn tái, ăn nem sống...."(SGK Sinh 7). Em hãy giải thích tại sao.
8/ Tác hại của hiện tượng kết bào xác của trùng kết lị?
nhìu quá bn ơi giảm bớt đi đc ko mk lm đến câu 4 thoy nha
Bài tham khảo nhé
Câu 1: Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác, sán lá gan đe rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tứ vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.2:Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.
3:Giun hô hấp qua da, mưa nhiều, nước ngập, giun không hô hấp được nên phải chui lên khỏi mặt đất để hô hấp.
4:Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người
Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì giun đũa sẽ bị tiêu hóa như những thức ăn khác
6:Sán lá gan thích nghi với cách phát tán nòi giống là:
+Sán lá gan lưỡng tính
+Hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ
+ Đẻ nhiều trứng mỗi ngày , khoảng 4000 trứng mỗi ngày
8: Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.