Văn bản ngữ văn 7

Thư Minh

1 Cảnh tượng Đèo Ngang đc miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

2 Cảnh Đèo Ngang đc miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào ? 

3 Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quang 

giúp mình vs huhu cần gấp

 

Nguyen Thi Mai
26 tháng 9 2016 lúc 20:09

Câu 1 :

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Câu 2 :

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Câu 3 :

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

Bình luận (2)
Lê Thị Bích Hằng
26 tháng 9 2016 lúc 17:03

thất  ngôn tứ tuyệt là:

Một bài có 4 câu mỗi câu có  7 tiếng 

Đường Luật là thơ nhà Đường

Bình luận (4)
Lê Thị Bích Hằng
26 tháng 9 2016 lúc 17:05

nhớ  tick cho ms nha

 

Bình luận (0)
Thư Minh
27 tháng 9 2016 lúc 19:22

limdim

Bình luận (0)
O=C=O
2 tháng 10 2017 lúc 10:51

1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.
Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ.
2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.
6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Anh Thư
14 tháng 10 2017 lúc 18:37

Câu 1 : - Được tả vào buổi chiều.

- Đó là thời điểm gợi cho người ta một nỗi buồn man mác.

Câu 3 : * Nhận xét : qua sự miêu tả của bà Huyện Thanh Quang, cảnh Đèo Ngang heo hắt, thấp thoáng có sự sống của con người. Nhẹ nhàng gợi lên hình ảnh cô đơn, trống trải không người chia sẻ .

Bình luận (0)
Phạm Thị Ngọc Dung
18 tháng 10 2017 lúc 19:09

1. Cảnh tượng được miêu tả lúc chiều tà – thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, cô đơn.

2. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với không gian “xế tà”, cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, con người vắng vẻ, tiếng kêu các loài chim gợi ra sự khắc khoải. Các từ láy, tượng thanh càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

3. Cảnh Đèo Ngang um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt, con người, gợi buồn.

Bình luận (0)
Satoshi
7 tháng 11 2018 lúc 19:48

Câu 1 :

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Câu 2 :

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Câu 3 :

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Diệu Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết