Đề học kì I - Đề 2

Nguyễn Trí Đức

1. Cách di chuyển của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng đế dày, thủy tức?

2. Cách dinh dưỡng của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng đế dày, thủy tức, ruột khoang, giun kim, trai sông, tôm sông?

3.Môi trường sống của: thủy tức, sứa, giun tròn, sán lá gan, giun đất, san hô, hải quỳ,châu chấu?

4. Trình bày vai trò thực tiễn của giun đốt, thân mềm, sâu bọ ?

5. Kể tên 5- 10 đại diện của các ngành sau: Động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun đốt, thân mềm, chân khớp, giáp xác?

6. Nêu cấu tạo ngoài của Tôm sông,châu chấu, nhện, thủy tức, cá chép?

7. So sánh trùng roi xanh với thực vật?

8.Đa dạng của lớp giáp xác, động vật nguyên sinh,thân mềm,sâu bọ?

9. Cho các loài động vật sau: sán dây, trùng sốt rét, ruồi, ốc sên, san hô, đỉa, giun đũa, cua đồng.

Hãy sắp xếp chúng vào đúng các ngành động vật tương ứng.

10. Khi vườn rau cải nhà em vừa có sâu hại xuất hiện, em có thể áp dụng những biện pháp phòng trừ sâu hại nào?

ひまわり(In my personal...
27 tháng 12 2020 lúc 13:25

hỏi thế đéo ai muốn trả lời ... viết từng câu thôi. 

Bình luận (2)
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 17:45

Câu 1:

Cách di chuyển

Trùng roi: Trùng roi di chuyển nhờ roi, Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như mũi khoan. Nhờ tác dụng của lực khoan này, đầu chúng hơi đảo và cơ thể vừa tiến vừa xoay quang mình nó.

Trùng biến hình: di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành

Trùng đế giày: Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi bao quanh cơ thể rung động theo kiểu làn sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể

Thủy tức:

Có hai cách di chuyển của thủy tức:

+ Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển.

+ Di chuyển kiểu lộn đầu: di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.

Bình luận (0)
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 17:56

Câu 2:

Cách dinh dưỡng

Trùng roi xanh: Tự dưỡng và dị dưỡng

Trùng biến hình: Dị dưỡng

Trùng đế giày: Dị dưỡng

Thủy tức: Dị dưỡng

Ruột khoang: Dị dưỡng

Giun kim: Dị dưỡng

Trai Sông: Dị dưỡng

Tôm Sông: Dị dưỡng

 

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 18:04

Câu 3: 

Môi trường sống:

Thủy tức: nước ngọt như: ao tù, hồ, đầm, ....

Sứa: nước ngọt như: ao tù, hồ, đầm, ....

Giun tròn: kí sinh trong ruột non người

Sán lá gan: ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ

Giun đất: một số loài sống trong nước, còn đa số sống ở những nơi đất ẩm hoặc những chỗ có thảm thực vật dày

San hô: Ở biển

Hải quỳ: Ở biển

Châu chấu: trên những cánh đồng lúa rộng lớn

Bình luận (0)
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 18:07

Câu 4:

Vai trò của

Giun đốt: 

- Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng, bông thùa…

- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ…

- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: các loại giun đất…

Thân mềm: 

*  Lợi ích

Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi

- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…

- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm

- Làm đồ trang trí: ngọc trai

- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu

- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết

- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò

* Tác hại

Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể

- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng

- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút

Sâu bọ

* Lợi ích

- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...

- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...

- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...

- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...

- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...

* Tác hại

- Hại ngũ cốc: châu chấu,...

- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...

Bình luận (0)
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 18:23

Câu 5: 

Đại diện động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng biến hình,...

Đại diện ruột khoang: thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ,...

Đại diện giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, vắt, giun đỏ,...

Đại diện thên mềm:  ống bươu vàng, ốc sên, mực, trai sông, ốc vặn, ốc hút, ốc gạo,..

Đại diện chân khớp: nhện, tôm, châu chấu, cào cào, rết, ...

Đại diện giáp xác: mọt ẩm, sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng, cua  nhện, ... 

 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thu Nhẫn Nguyễn
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết
Võ Lyna Mary
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết
Phan Trung Kiên
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nguyen thuy an
Xem chi tiết