1 Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1858 – 1884, hãy chứng minh nhận định: Việc nhà Nguyễn để mất nước ta vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu.
2 Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước kháng Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858 – 1884. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong thời này lại thất bại.
Câu 2:
* Tính chất của phong trào: giữ độc lập dân tộc
*Đặc điểm của phong trào:
-Chiến đấu kịp thời ngay từ khi pháp đặt chân lên bán đảo sơn trà
-Xác định đúng kẻ thù dân tộc
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm
-chiến đấu mưu trí sáng tạo vs nhiều hình thức phong phú
-khi triều đình phản bôi lại quyền lợi dân tộc nhân dân ta nhanh chóng kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống phong kiến đầu hàng
Nguyên nhân thất bại
+ quy mô nhỏ lẽ
+ địa bàn hẹp
+ vũ khí thô sơ
+ phương pháp chiến đấu còn lạc hậu
1 :Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1858 – 1884, hãy chứng minh nhận định: Việc nhà Nguyễn để mất nước ta vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu.
Việt Nam mất nước là không tất yếu vì : Nếu triều đình hợp sức cùng nhân dân , kiên quyết chống Pháp tới cùng thì sẽ đẩu lùi đc quân xâm lược . ... Như vậy, có thể thấy khi Pháp xâm lược Việt NamN, chúng ta có cơ hội chiến thắng đẩy lùi giặc, nhưng chính sự hèn nhát, bạc nhược của triều Nguyễn mà từng bước đặt nước ta vào tay Pháp.
1. Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.
Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họđã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, triệt để bóc lột nhân dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương.
Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…
Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.
Ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.
Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến Việt Nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối sung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, thu phục và cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.
Kết quả, thực dân Pháp đã vượt qua những khó khăn của chúng để cuối cùng thôn tính hoàn toàn Việt Nam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cải và việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu.