Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Thương Thương

1. Ánh sáng đã ảnh hưởng ntn đến thực vật và động vật? Chia chúng thành những nhóm nào? Cho 5VD ở mỗi nhóm đó.

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 5 2020 lúc 11:19

- Ở động vật, ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư.

- Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.

Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

- Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.

Ví dụ: Ở chim: Các loài chim ăn sâu, ăn hạt thường bắt đầu hoạt động vào mờ sáng; các loài chim ăn thịt như cò, vạc, cú mèo... thường kiếm ăn vào ban đêm.

Ví dụ: Ở thú: Trâu, bò, nai, ngựa.... hoạt động vào ban ngày. Ngược lại cáo, chồn, sóc... lại thường hoạt động vào ban đêm.

- Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Hoạt động ban ngày.

+ Nhóm động vật ưa tối: Hoạt động ban đêm.

- Ánh sáng là nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến trao đổi chất, năng lượng và các quá trình sinh lí trong cơ thể sống.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất... Do vậy, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh vật.

- Các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật: Thực vật mọc cong về phía có ánh sáng. Cùng một loài khi mọc ớ nơi nhiều ánh sáng sẽ có vỏ dày, nhạt, cây thấp, tán rộng nhưng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ có vỏ mỏng, thẫm, cây cao, lá tập trung ở ngọn.

- Nhu cầu ánh sáng của các loại thực vật không giông nhau nên có những loài ưa sáng như bạch đàn, phi lao, thông, lúa, đậu .... có những loài ưa bóng như me, vừng, tầm gửi...


Các câu hỏi tương tự
My Nguyễn
Xem chi tiết
Nhược Vũ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đào Thanh Hùng
Xem chi tiết
trần thị bích lan
Xem chi tiết
Vy Pham
Xem chi tiết
Lê Minh Thư
Xem chi tiết
hoàng thiên
Xem chi tiết
Vy Pham
Xem chi tiết