1, a.Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tai sao?
b.Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng
2, a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
b. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng
c. Phân bào nguyên phân và giảm phân có những điểm giống và khác nhau nào?
1. a.- Biến dị tổ hợp(BDTH) là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ.
- BDTH xuất hiện ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
- Sinh sản hữa tính được thực hiện bằng con đường giảm phan tạo giao tử và thụ tinh có xảy ra phân li độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi đoạn giữa các NST đã tạo ra nhiều loại giao tử, nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
b. - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
*Sự khác nhau:
-NST kép:
+)Chỉ là 1 NST gồm 2 Crômatit dính nhau ở tâm động.
+)Chỉ 1 nguồn gốc: từ bố hoặc từ mẹ.
+)2 Crômatit hoạt động như một thể thống nhất.
-Cặp NST tương đồng:
+)Gồm 2 NST đồng dạng.
+)Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ.
+)2 NST của cặp tương đồng hoạt đông độc lập
2. a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền:
- Cơ chế nhân đôi của ADN: các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X).
- Cơ chế tổ hợp ARN: các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc, G của môi trường liên kết với X của mạch gốc và ngược lại).
- Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: các nuclêôtit ở bộ ba đối mão (anticôdon) khớp bổ xung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côdon) trên mARN (A-U, G-X).
b. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
( Có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen --> mARN --> prôtêin --> tính trạng).
c. *Sự giống nhau trong nguyên bào nguyên phân và giảm phân:
- Đều là quá trình phân bào gián phân
- Đều là các kì: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- NST đều trải qua nhưng biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
- Sự biến đổi của màng nhân,trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và hình thành vách ngăn tương tự nhau
- Đều là những cơ chế có tác dụng duy trì sự ổn định của bộ NST trong sinh sản vô tính và hữu tính.