1. 1 VĐV cử tạ nâng quả tạ nặng 120kg lên cao 3m, khi lên độ cao đó anh ta giữ cho quả tạ đứng yên trong 10'. Tính công mà VĐV thực hiện được.
2. 1 công nhân chuyển 30 viên gạch trong thời gian 20' bằng 1 pha lăng gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định từ tầng 1 lên tầng 6, mỗi tầng cao 4m, mỗi viên gạch nặng 5kg.
a) tính lực kéo của dây
b) tính công và công suất sử dụng pha lăng trên ( bỏ qua hao phí)
GIẢI GIÙM MIK NHA!!! TÓM TẮT LUN GIÙM MIK
Bài 2 :
BL :
Chiều cao mà người công nhân phải lên là :
\(h=6.4=24\left(m\right)\)
Trọng lượng của 30 viên gạch là :
\(P=10m=10.30.5=1500\left(N\right)\)
Khi sử dụng pa lăng để đưa vật lên ta được lợi 4 lần về lực, cho nên :
Lực kéo của dây là :
\(F=\dfrac{P}{4}=\dfrac{1500}{4}=375\left(N\right)\)
Công A thực hiện là :
\(A=F.s=375.4h=375.4.24=36000\left(J\right)\)
Công suất sử dụng pa lăng là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{36000}{20.60}=30\left(W\right)\)
Vậy............
1/
Tham khảo :
Tóm tắt :
m = 120kg, h = 3m,
A1,A2 = ?
Giải :
Trọng lượng của quả tạ:
P= 10.m = 10.120 = 1200 (N)
Để nâng quả tạ lên, vận động viên cần phải tác dụng 1 lực nâng ít nhất là:
F = P = 1200 (N)
Công của lực nâng của vận động viên là:
A1 = F.s = P.h = 1200. 3 = 3600 J
Lúc giữ quả tạ trong 1 phút, mặc dù có lực của vận động viên đó tác dụng vào quả tạ, nhưng vì lực đó cân bằng với trọng lực nên làm cho quả tạ đứng yên và không chuyển dời ( không sinh công )
Lúc thả quả tạ xuống, thì công của trọng lực bằng công của lực nâng của vận động viên:
A2 = A1 = 3600 J