Câu 7
Giống : Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi trường
⇒ giúp thực vật tồn tại và phát triển.
Khác:
* Hướng động:
- Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.
- Hướng phản ứng của cơ quan thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: tới, âm: tránh xa)
- Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)
- Tốc độ: chậm.
* Ứng động:
- Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).
- Hướng phản ứng của cơ quan thực vật không phụ thuộc hướng kích thích (mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan phản ứng)
- Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..).
Câu 10
Hiện tượng tự vệ của cây trinh nữ là hiện tượng cụp lá khi động vào.
Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.
Câu 1:
- Các bộ phận của cây như thân, lá có tính hướng sáng dương khi được chiếu sáng từ một phía. Thân và lá cây luôn uốn cong về phía có ánh sáng, một số thực vật có bề mặt lá luôn hướng vuông góc với ánh sáng mặt trời.
- Phản ứng uốn cong của cây do tác động của ánh sáng được điều tiết bởi một loại quang thụ thể là phototropin. Loại thụ thể này rất mẫn cảm với ánh sáng xanh lam và tím vì vậy, phản ứng hướng sáng của cây nhạy cảm với ánh sáng xanh lam và tím, đặc biệt là ánh sáng xanh lam. (bước sóng 435nm).
- Tính hướng sáng do sự phân bố lại auxin dưới tác động của ánh sáng. Phía không được chiếu sáng (bị che tối) có hàm lượng auxin cao hơn phía được chiếu sáng, do đó phía bị che tối có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây.
Câu 2:
- Rễ cây có tính hướng đất dương còn chồi ngọn có tính hướng đất âm.
- Về cơ chế gây ra tính hướng đất của cây, auxin được cho là đóng vai trò chủ yếu.
- Khi đặt rễ cây nằm ngang, rễ luôn được điều chỉnh để hướng xuống phía dưới. Nguyên nhân là do tác động của trong lực dẫn đến sự phân bố không đều của auxin ở 2 phía của rễ, nồng độ auxin phía dưới cao hơn phía trên. Sự tăng nồng độ auxin ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ở phía dưới, gây ra sự sinh trưởng chậm hơn, dẫn đến rễ uốn cong xuống dưới
Câu 3:
- Vận động theo đồng hồ sinh học là những vận động của cơ thể và cơ quan (như sự quấn vòng của tua cuốn, đỉnh chóp thân leo, hiện tượng "thức, ngủ" của lá, nở, khép của hoa) thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmôn thực vật).
Ví dụ:
- Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy theo loại cây. Gibêrelin có tác dụng kích thích vận động này, cả ngày đêm.
- Cảm ứng theo nhiệt (nhiệt ứng động): Hoa nghệ tây (Crocus sativus) sau khi mang ra khỏi phòng lạnh ít phút, có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20 - 25°C.
- Cảm ứng theo ánh sáng (quang ứng động): Các hoa họ cúc và họ Hoa tán khép lại trong đêm và nở ra khi ánh sáng chan hòa; hoa quỳnh, hoa dạ hương lại nở về ban đêm. Vận động nở hoa có sự tham gia của hoocmôn thực vật, ví dụ: auxin, gibêrelin...
- Vận động ngủ, thức:
Câu 4:
- Vận động theo sức trương nước do sự thay đổi tính trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu sinh học.
Một số ví dụ:
- Vận động tự vệ ở cây trinh nữ: Lá cây trinh nữ cụp xuống khi bị kích thích.
+ Lá khép cụp xuống là do sự giảm sút sức trương của thể gối ở cuống lá, và gốc lá chét.
+ Cơ chế: Vận chuyển ion K+ đi ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu.
- Vận động bắt mồi ở thực vật
* Hiện tượng:
+ Vùng đầm lầy, đất cát, nghèo muối natri, muối khoáng khác, thiếu đạm.
+ Cây có lá biến dạng để bắt sâu bọ.
* Cơ chế
+ Khi con mồi chạm vào lá trương lực nước giảm sút " Các gai, tua, lông cụp, nắp đậy lại giữ chặt con mồi.
+ Các tuyến trên các lông của lá tiết ezim phân giải prôtêin của con mồi.
+ Sau vài giờ nắp, gai, lông, tua trở lại bình thường.
Câu 5:
Dấu hiệu so sánh | Hướng động | Ứng động |
1. Định nghĩa | Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. | Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. |
2. Đặc điểm | – Tác nhân kích thích định hướng – Tỉ lệ thuận với cường độ kích thích. | – Tác nhân kích thích không định hướng. -Không tỉ lệ thuận với cường độ kích thích. |
3. Hình thức biểu hiện | Hướng theo tác nhân kích thích. | Không hướng theo tác nhân kích thích. |
4. Vai trò đối với cây | Giúp cây thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. | Giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. |