Câu 1: Văn bản Bếp lửa. Tác giả Bằng Việt
Câu 2: Lời nói của bà đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Bà vi phạm phương châm đó vì:
+ Bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ yên tâm công tác.
+ Sự hi sinh vì con cháu của bà và tình cảm của bà đối với đất nước, đối với kháng chiến.
Câu 3: Nội dung chính:
Cuộc sống của hai bà cháu đầy khó khăn và vất vả nhưng bà luôn cứng rắn, dắt cháu vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo, gian truân ấy. Bà muốn các có bà có thể yên tâm công tác, không muốn để cho các con lo lắng nên đã dặn cháu viết thư báo ở nhà vẫn được bình yên. Lời dặn của bà nôm na, giản dị nhưng chất chứa trong đó là tình thương vô bờ bến của một người mẹ dành cho các con đang công tác xa nhà.
Câu 4:
Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì lại vô cùng khốc liệt và tàn bạo, nó đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ, mất mát cho bao người. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một trong những nạn nhân của chiến tranh: nhà cửa bị giặc đốt cháy rụi, gia đình bị chia cắt... Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy lại thấy nghị lực bền vững và tấm lòng mênh mông của người bà. Bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho túp lều tranh của hai bà cháu đã bị giặc đốt, hai bà cháu mất đi nơi nương thân nhưng bà vẫn bình tĩnh giữ vững lòng đinh ninh để làm tròn nghĩa vụ hậu phương, để những người con đi công tác xa nhà được yên lòng. Lời bà dặn khi cháu viết thư cho bố giúp người đọc không những hình dung rõ ràng giọng nói đầy tình cảm của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của nguời bà- phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước đầy lòng kiên trì nhóm lửa và giữ lửa.