a. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?
Na → Na+ ; Cl → Cl-
Mg → Mg2+ ; S → S2-
Al → Al3+ ; O → O2-
b. Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.
Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3.
a. Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân từ hợp chất khí với hidro.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.
a. Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy của các tinh thể đó. Giải thích.
c. Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy hoặc hòa tan trong nước.
Cho các oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Dựa vào giá trị độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử, xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit nói trên.
a. Dựa vào giá trị độ âm điện (F : 3,98, O : 3,44, Cl : 3,16, N : 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: F, O, Cl, N.
b. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.
Xét xem phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất.
a. Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học của các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br
b. Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học của các hợp chất khí với hidro?
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te
Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a. Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4.
b. Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+.
Trình bày sự giống và khác nhau của 3 loại liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.