Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sad boy
28 tháng 7 2021 lúc 9:48

Câu 1 : 

Nội dung chính của đoạn thơ trên là diễn tả nỗi nhớ thương  thương cha mẹ và người yêu của Kiều khi bị giam ở Lồng Ngưng Bích

Câu 2  ( Tham khảo nhé ạ )

 

- Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can.

    - Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.

Câu 3 :

Thành ngữ đc sử dụng trong đoạn thơ trên đó chính là thành ngữ Quạt nồng ấp lạnh 

có ý nghĩa là : Nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót và thương nhó của Kiều đối với cha mẹ của nàng , nàng sợ rằng ba mẹ ở nhà không được ai chăm sóc phụg dưỡng

Câu 4

Theo mình nếu là đối với truyền thống thì đó là bất hợp lí khi nhớ Người yêu trước rồi mới nhớ Cha mẹ mình sau . Nhưng nếu nói về tâm trạng của nàng hiện nay thì lại rất hợp lí khi :

+ thuý kiều phải bán thân mình vào lòng Ngưng Bíhc và điều đó thể hiện chữ Hiếu có trong người của Thuý Kiều

+ Nhưng đối với Kim Trọng , nàng như một kẻ phụ tình , ko xứng đáng nhận tình cảm của chàng đối với mình

Câu 5

Người tựa hôm mai đó không phải là Kim Trọng theo mà đó chính là Cha mẹ của Thuý Kiều khi họ ngày ngày trong ngóng về ng con gái của mình

Nhưng suy nghĩ của Kiều về người đó thể hiện qua hai từ :

+ Sân lai

+ Gốc tử

Đề 3

BN THAM KHẢO

 

Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.

Thúy Kiều rất thương Kim Trọng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ.

Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng, ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.

Nguyễn Du đặt nỗi nhớ chàng Kim lên trước nỗi nhớ song thân là đã tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy. Nhớ chàng Kim trước vì nàng Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng. Còn nhớ đến cha mẹ sau vì dù sao ông bà Vương cũng đã tạm yên một bề.

 

 

 

Gia Lộc
28 tháng 7 2021 lúc 9:46

Câu 1

Nội dung: diễn tả tâm trạng nhớ cha mẹ , nhớ người yêu của nàng Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Câu 2

-“ Tưởng” : nỗi niềm chua xót của Kiều khi nhớ về Kim Trọng, đau khổ vì đã phụ lời thể giữa hai người.

-“ Xót” : nỗi lo lắng, băn khoăn của Kiều khi nhớ về cha mẹ , sợ cha mẹ không /có ai quan tâm , chăm sóc.

Câu 3

Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ.

Câu 4 bạn tham khảo

Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý với tâm lý của Thúy Kiều lúc bấy giờ.

- Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện chữ hiếu của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.

- Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.

Câu 5

Nói đến cha mẹ của Kiều

- Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

- Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

 

 

 


Các câu hỏi tương tự
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn yến nhi
Xem chi tiết
Phan Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
vertuismine
Xem chi tiết
vertuismine
Xem chi tiết
vertuismine
Xem chi tiết
vertuismine
Xem chi tiết