Bài 2: Cho từ từ 150g dung dịch HCl 14,6% vào 150g dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 12,25% và NaOH 8% thu được dung dịch A và V lít khí B (đktc).
a) Lập các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính V và nồng độ % của các chất tan trong A.
GIÚP MÌNH NHA.MÌNH CẦN GẤP. MAI MÌNH CẦN RỒI.CẢM ƠN.
Bài 1: Cho 8g SO3 vào 400ml dung dịch H2SO4 được dung dịch A. Cho 8g Fe2O3 vào dung dịch A được dung dịch B. Nhúng thanh Mg(dư) vào dung dịch B; kết thúc phản ứng thấy khối lượng tăng thêm 0,8g. a) Tính CM của H2SO4 ban đầu. b) Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B ( Coi thể tịch dung dịch không thay đổi.)
GIÚP MÌNH NHA. MAI MÌNH CẦN GẤP. CẢM ƠN NHIỀU.
Câu 1:Trình bày đặc điểm các dạng địa hình ở nước ta. Nêu thuận lợi và khó khăn của các dạng địa hình đó.
Câu 2:Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta. Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta.
Câu 3:Cho bảng số liệu:
Năm | 1943 | 1993 | 2001 |
Triệu héc-ta | 14.3 | 8.6 | 11.8 |
a) Tính tỉ lệ % độ che phủ rừng ở nước ta so với diện tích đất tự nhiên.( diện tích đất tự nhiên làm tròn đến 33 triêu héc-ta)
b)Vẽ biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng ở nước ta qua 3 năm: 1943, 1993, 2001.
c)Nhận xét và giải thích xu hướng biến động của diện tích rừng ở nước ta.
Giúp Mình Nha! Sáng Mai Mình Cần Rồi! T_T
Đề bài 1: “Kẻ mạnh là kẻ không phải dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” (Lão Hạc – Nam Cao). Suy nghĩ về câu nói trên.
Đề bài 2: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. (Lão Hạc – Nam Cao). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Đề bài 3: Kết thức Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Suy nghĩ về quan niệm trên.
Đề bài 4:
“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.”
(Phận sự làm trai – Nguyễn Công Trứ)
Từ ý nghĩa hai câu thơ trên, suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới.
Đề bài 5:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế lan Viên)
Suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước qua hai câu thơ trên
Câu 1 (2,5đ)
Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 5 dung dịch:
Na2SO4; H2SO4; NaOH; BaCl2; MgCl2. Chỉ được dùng Phenolphtelein hãy nhận biết 5 lọ đựng 5 dung dịch trên?
Câu 2 (2,5đ)
Từ một hỗn hợp chứa 4 loại chất rắn: Na2CO3; NaCl; NaHCO3; CaCl2. Trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng xẩy ra?
Câu 3 (2,5đ )
Hoà tan hỗn hợp A thu được từ sự nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại 0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí bay ra ở (đktc). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch Pb(NO3)2 lấy dư, sau phản ứng thu được 7,17 gam kết tủa màu đen.
Xác định phần trăm Al và S trước khi nung.
Câu 4: (2,5đ)
Nung 10,23g hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO với Cacbon dư, toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 5,5g kết tủa. Tính thành phần % theo khối lượng các oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 1(2 đ): Có 4 phương pháp vật lý thường dùng để tách các chất ra khỏi nhau
- Phương pháp bay hơi - Phương pháp chưng cất
- Phương pháp kết tinh trở lại - Phương pháp chiết
Em hãy lấy các ví dụ cụ thể, để minh hoạ cho từng phương pháp tách ở trên ?
Câu 2 ( 5,75 đ): Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng (nếu có) ?
1/ Cho khí oxi tác dụng lần lượt với: Sắt, nhôm, đồng, lưu huỳnh, cacbon, phôtpho
2/ Cho khí hiđro đi qua các ống mắc nối tiếp, nung nóng, chứa lần lượt các chất: MgO, CaO, CuO, Na2O, P2O5
3/ Cho dung dịch axit HCl tác dụng lần lượt với các chất: Nhôm, sắt, magie, đồng, kẽm.
4/ Có mấy loại hợp chất vô cơ? Mỗi loại lấy 2 ví dụ về công thức hoá học? Đọc tên chúng?
Câu 3 ( 2,75đ): Em hãy tường trình lại thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí oxi? Viết PTHH xảy ra?
Câu 4 (3,5đ)
1/ Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75 ?
2/ Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O2 (ĐKTC). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước.
a- Tìm công thức hoá học của X (Biết công thức dạng đơn giản chính là công thức hoá học của X)
b- Viết phương trình hoá học đốt cháy X ở trên ?
Câu 5 (4,5 đ)
1/ Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (ĐKTC).
a- Viết các phương trình hoá học ?
b- Tính a ?
2/ Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp ( hỗn hợp Y ) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.
a- Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?
b- Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80% ?
Câu 6 (1,5 đ): Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước, để pha chế được 500 gam dung dịch CuSO4 5%
Cho: Cu = 64; N = 14; O = 16; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; C = 12