Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 59
Điểm GP 4
Điểm SP 115

Người theo dõi (22)

Trang Moon
Nguyễn Thu Hà
Lê Hải Đăng
Lưu Đức Nhật
sakura kimonoto

Đang theo dõi (7)


Câu trả lời:

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.


Câu trả lời:

"Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào..." đã bao lần tôi mún cất lên câu hát ấy khi nghĩ về người mẹ yêu quý của mình!
Ko cầu kì, diêm dúa như những ngưòi phụ nữ khác, mẹ tôi giản dị, dân dã trong những bộ quần áo bà ba nâu cũ kĩ, bạc màu. Khuôn mặt mẹ gầy guộc nhưng lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười mỗi khi trò chuyện, âu yếm anh em tôi. Nhà tôi có tấ thảy 5 người: 3 anh em tôi đang tuổi ăn học, bố ốm yếu quanh năm, mọi việc trog nhà đều dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ. Những lúc rảnh rỗi mẹ thường ngồi chải tóc, xoa lưng cho anh em tôi, những lúc ấy trông mẹ nhàn tản lạ thường! Mẹ thường bảo: khó nhọc bao nhiu đc, chỉ mong các con khôn lớn thành người.
Anh em chúng tôi lớn lên bao nhiu, vai mẹ gầy đi, mắt mẹ mờ hơn, khuôn mặt mẹ hốc hác đi từng ấy. Tuy vậy, tối tối về mẹ vẫn rạng rỡ, vẫn chăm sóc bố và dạy dỗ anh em tôi.
Thời gian dần trôi.....
Một ngày kia, đi học về thấy mẹ cầm trên tay mảnh giáu và khóc rưng rưng, tôi lo sợ lại bên mẹ, thì ra giấy báo anh tôi tốt nghiệp THPT. Tôi hiểu đó là nc mắt của bao ngày mong đợi... Mẹ tôi- vừa là mẹ, vừa là bố là thếnhưng chưa bao h tôi thấy mẹ than phiền hay có 1 tiếng thở dài để bố con tôi lo lắng. Tôi từng nghĩ, nêế ko có mẹ chẳng hiểu bố con tôi sẽ xoay sở ra sao? Bài thơ mẹ vắng nhà ngày bão xưa tôi học chắc cũng chưa nói hếtt hộ cơn bão lòng của bố con tôi
Có lần tôi hỏi mẹ:
- Mẹ ơi có bao h mẹ thấy hối hận khi lấy bố con và sinh ra chúng con ko?
mẹ cười hiền lành và nói:
- chưa bao h và ko bao h mẹ hối tiếc khi lấy bố con và có những đứa con đáng yêu như thế này cả.
Nói rồi mẹ ôm tôi vào lòng.
Nghe mẹ nói, tim tôi như thắt lại, tôi sung sướng vô cùng! Quả thật, chưa bao h tôi nghe một tiếng than phiền hay 1 lời kêu ca, phàn nàn về n~ khó nhọc mà mẹ đang bươn trải, gánh chịu. Tôi tự hào về mẹ bít nhường nào.
Anh em tôi lớn dần cũng là lúc bố tô càng yếu hơn, chi tiêu trong gia đình ngày càng eo hẹp, vai mẹ lại oằn đi vì n~ khoản tiền thuốc, tiền học của anh em tôi. Mẹ tôi cũng chỉ là 1 nông dân chân lấm, tay bùn, chỉ bít xoay sở quanh thửa ruộng, mớ rau, bít là sao đây trc n~ khó khăn như thế. N` đên tôi thấymẹ trằn trọc hong ngủ, sáng dậy mắt mẹ thâm quầng.
Một hôm, gọi anh em chúng tôi lại mẹ bảo:
-có lệm phải đi xa các con 1 thời gian, mẹ đã xin bố rồi, anh em con đã lớn, tự chăm nhau và chăm sóc bố giúp mẹ. mẹ đi, sẽ gửi tiền về cho các con ăn học.
Chúng tôi khóc như mưa, gặng hỏi thế nào mẹ cũngko nói đi đâu, làm gì ? Tình cờ đọc đc quyển hồ sơ gối đầu giường bố mẹ: tôi bít, mẹ đi làm tận đài loan như n` người ở làng tôi đã đi.
tôi thẫn thờ! Tôi mún gào lên: Mẹ ơi, con iu mẹ nhất trên đời, bố con con xin mẹ đừng đi!

Câu trả lời:

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

ta-canh-dep-que-huong-221

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.