Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 3
Điểm SP 8

Người theo dõi (7)

Lê Nhi
Hoàng Hải Minh
Nguyen Thi Tra My
Huy Ngô Tuấn
Lâm Duẫn Nhi

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

           Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sắc. Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.

           Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non nớt đương đầu với sóng gió của cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược, đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu. Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà. Đã vậy, ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cậu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giận dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí, nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp, bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.” Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “Đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày. Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình”. Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé của mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế. Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước. Trời đã gần trưa, mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vừa lúc ấy, chị cuả Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “Chào em, em là bạn cuả Minh à”. Em tươi cười gật đầu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo. Mẹ em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thương để được che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người

            Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẽ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh

Câu trả lời:

          Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay… Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ cùa Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

          Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sữa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

          Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: “hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm”. Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

          Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền… hoa sưa gắn với tôi “cả một trời” kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

           Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên. Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sữa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất… Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......?

 

Câu trả lời:

Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. Ông là nhà thơ xuất sắc đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX. Nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất độc đáo, vừa sắc sảo tính trí tuệ, triết lí, vừa đậm đà chất trữ tình. Hình ảnh trong thơ ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các yếu tố thực và ảo, được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú, do đó mà chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị.

Bài thơ Con cò nhắc lại hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao, nhưng nhà thơ không dừng ở những ý tứ có sẵn mà mở rộng, nâng cao thành biểu hiện cao quý của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, lâu dài đối với cuộc đời của mỗi đứa con.

Bài thơ Con cò được viết theo thể tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhiều câu thơ được lặp lại, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Mỗi đoạn đều bắt đầu bằng vài câu thơ ngắn, sau đó là những câu thơ dài mở ra sự liên tưởng phong phú hoặc suy ngẫm có tính triết lí sâu xa.

Khai thác hình ảnh con cò trong những lời hát ru đã có tự ngàn năm, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa to lớn của lời ru đối với đời sống tâm hồn của mỗi con người.

Bố cục bài thơ gồm 3 phần, được sắp xếp theo quá trình phát triển ý nghĩa của hình tượng trung tâm.

Phần 1: Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ.

Phần 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ gắn bó với con người suốt cả cuộc đời.

Phần 3: Từ hình ảnh con cò, tác giả suy ngẫm về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ bao la.

Hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao được Chế Lan Viên lấy làm hình tượng chủ dạo của bài thơ. Con cò là ẩn dụ về người nông dân, dặc biệt là người phụ nữ trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh. Chế Lan Viên khai thác hình ảnh con cò ở ý nghĩa biểu trưng cho tấm lòng người mẹ:

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng…"

Những câu thơ trên gợi cho chúng ta nhớ tới câu ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc của bà, của mẹ;

Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng…

            Tác giả chỉ lấy ra vài chữ trong mỗi câu ca dao để góp phần thể hiện sự phong phú về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.

Không gì bằng hạnh phúc của người mẹ ru con ngủ trong khung cảnh thanh bình. Sung sướng thay những đứa trẻ được lời ru ngọt ngào của mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng:

Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…”

            Ngày xưa, cò phải vất vả kiếm ăn nơi đồng sâu, đồng cạn. Còn ngày nay, con đã có mẹ nuôi dưỡng, bế bồng nên chơi rồi lại ngủ. Thấp thoáng trong lời ru của mẹ là những nỗi cực nhọc của cuộc mưu sinh. Nhưng con không phải sợ vì đã có mẹ luôn ở kề bên. Mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn che chà suốt đời cho con :

Ngủ yên! Ngủ yên!
Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi âu thơ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Lời ru của mẹ chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của mỗi con người, ở tuổi nằm nôi, đứa trẻ chưa thể hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác.

Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng hình ảnh rất đáng yêu: Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Ở đoạn thơ thứ hai, cánh cò từ trong lời ru đã in sâu vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con suốt cả cuộc đời. Hình ảnh con cò trong ca dao tiếp tục sự sống của nó trong tâm hồn của mỗi chúng ta bởi nó đã được xây dựng bằng sự chiêm nghiệm và trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Hình ảnh con cò mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với con.
Với trái tim chan chứa yêu thương, người mẹ hiền ru con, đưa con vào giấc ngủ êm đềm:

Ngủ yên ! Ngủ yên! Ngủ yên !
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì ?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn.

Đến đoạn thơ thứ ba thì hình ảnh con cò lại được khai thác ở ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Lời ru của mẹ sao mà thiết tha, xúc động:

Dù ở gần con,
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.

Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có tính chất vĩnh hằng:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Câu thơ trên là sự khẳng định: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Câu thơ dưới: Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con nhấn mạnh tình mẹ bao la, không bao giờ vơi cạn.

Từ xúc cảm chân thành, tác giả đã mở rộng, nâng cao ý nghĩa của hình tượng thơ và khái quát thành triết lí. Đó là đặc điểm thường thấy và cũng là ưu thế của thơ Chế Lan Viên.

Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi của lời ru và tác giả đã đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy :

À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Ngủ đi ! Ngủ đi !
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát quanh nôi

Bài thơ Con cò được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Trước hết, về thể thơ, tác giả sử dụng thể thơ tự do bởi nó có thể biểu hiện nhiều cung bậc của cảm xúc một cách tự nhiên, linh hoạt. Tuy tác giả không sử đụng thể lục bát quen thuộc nhưng bài thơ vẫn mang âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết của lời ru. Bài thơ không đơn thuần là một lời hát ru mà còn là những triết lí về cuộc đời. Nó hướng tâm trí người đọc vào sự suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài thơ còn thể hiện sự vận dụng ca dao một cách sáng tạo của Chế Lan Viên. Hình ảnh con cò trong ca dao chỉ là điểm xuất phát, khơi nguồn cho cảm xúc và những liên tưởng phong phú của tác giả. Hình ảnh con cò trong bài thơ này thiên về ý nghĩa biểu tượng mà ý nghĩa biểu tượng không phải lúc nào cũng rành mạch, rõ ràng. Tuy hình ảnh con cò trong bài thơ gần gũi, quen thuộc nhưng nó vẫn hàm chứa những ý nghĩa mới mẻ và có giá trị biểu cảm cao.

Tình mẫu tử là đề tài có từ xa xưa và là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn của các nhà thơ. Người ta cũng đã nói nhiều về ý nghĩa và vai trò của hát ru đối với tuổi thơ và với cả cuộc đời con người. Hát ru vốn rất quen thuộc và tự nhiên đối với các bà mẹ ngày xưa, nhưng ngày nay, nó đã trở thành một việc khó khăn đối với không ít những người mẹ trẻ. Không được nghe lời mẹ ru, đó là diều thiệt thòi đáng kể đối với tuổi ấu thơ. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên được viết từ giữa thế kỉ XX nhưng giờ đây, nó vẫn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về tình mẹ con và khẳng định vai trò tạo dựng nhân cách, nâng đỡ tâm hồn của hát ru đối với đời sống tinh thần của con người. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy dã viết:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

 

Câu trả lời:

Ơn thầy!
Thời gian chính là liều thuốc tốt nhất để cho ta quên đi những điều không vui trong cuộc sống. Những quá khứ đau thương rồi sẽ bị gió cuốn đi, đi xa mãi như những cánh bồ công anh phất phơ giữa dòng đời xô đẩy. Nhưng cũng có những điều theo ta đến suốt cuộc đời, như những giọt nước nhỏ nhoi nhưng bồi đắp trong ta bao tình cảm khó phai. Ngày 20-11 đã đến gần, những kỉ niệm về thầy cô bỗng dưng ùa về trong tôi khiến tôi bồi hồi khó tả...

Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng tong lành và mát mẻ. Hai tay chống cằm tôi phóng tầm mắt ra ngoài ô cửa sổ nơi dãy hành lang. Những tia nắng nhảy nhót trên những tán phượng, len lỏi qua từng kẽ lá chiếu xuống mặt sân. Không biết giờ này mẹ đang làm gì nhỉ? Có phải mẹ đang dũng bữa sáng, hay mẹ vẫn còn đang say giấc? Suy nghĩ mông lung,chợt tiếng gọi của cô làm tôi bừng tỉnh:
-Huyền! mang vở bài tập lên cho cô!
Đứa bạn ngồi bên nhéo tôi một cái đến phát điếng;
-Huyền cô gọi kìa!
Tôi ngoảnh lại, vội vã cầm quyển vở với hàng chữ nguệch ngoạclên bàn cô giáo.
Cô Thích-cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của tôi. Có lẽ cô là người lớn tuổi nhất trong các giáo viên ở trường. Hình như lúc áy cô ngoài 50,51 gì đó. Tôi không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ mái tốc cô bấy giờ đã điểm vài sọi bạc, đôi mắt mờ mờ nhưng ấm áp tình thương. Cô đưa cặp kính xuống, chau mày vẻ khó chịu. Cô gọi tôi đứng dậy, nghiêm khác nói:
-Huyền, con là một học sinh khá giỏi của lớp, tại sao dạo này kết quả học tập của con lại đi xuống như thế? Bài tập con làm sai hết. Cô yêu cầu con về làm lại. Con phải cố gắng hơn, nếu không cô sẽ báo cho gia đình con. Con ngồi xuống đi!
Tôi im lặng, ngồi xuống, ái ngại trước bao ánh nhìn vẻ giễu cợt của đám bạn. Buổi học hôm đó cuối cùng ũng kết thúc. Tôi ra về trong nỗi buồn nặng nề. Tôi sải bước trên con đường đày sỏi đá, hai bên đường cay xòe bống mát. Tiếng chim ríu rít trên ngọn cây, tưởng như vui nhưng không sao tôi vui lên được. Lại một ngày nữa, một ngày nữa trôi qua, mội ngày trôi qua sao dài như hàng thé kỉ. Kết quả học tập của tôi ngày càng sa sút, sa sút đến nỗi khiến cô giáo phải bàng hoàng. Buổi học hôm đó, cô đã liên lạc với bố tôi bàn về chuyện này.
Tôi ngồi đó, bên ngoài căn phòng hội đồng, lòng tôi như muốn nghẹn thở.''Ánh nắng hôm nay sao mà oi ả thé?''-tôi tự hỏi.Tôi biết, tôi biết lý do tại sao tôi trở nên như vậy. Cô giáo cũng biết, qua lời kể của bố tôi:
-Cô giáo ạ!mẹ cháu bị ốm đã hơn một tuần nay. Tôi phải thường xuyên ra bệnh viện chăm sóc cho cô ấy vì không có ai chăm nom giúp. Khi mẹ cháu ở nhà thường hay dạy cháu học. Nay chỉ còn ông bà nội ở nhà nên không dạy bảo cháu được.
Nghe đến đay hình như tôi thấy cô giáo nghẹn ngào. Cô hiểu ra tất cả, điều đó khiến tôi vui. Cô rất thương người, yêu thương đám học trò nhỏ trong lớp. Cô là người từng trải nên hiểu được tâm lí trẻ thơ như tôi. Cuối buổi hôm ấy, cô gọi tôi, nhẹ nhàng:
-Cô hiểu được hoàn cảnh của con. Từ nay cô sẽ thay mẹ con đến dạy con học bài vào buổi tối cho đến khi mẹ khỏi bệnh. Con có đồng ý không?
-Vâng ạ!Con cảm ơn cô!
Và rồi từ ngày hôm ấy, đêm nào cô cũng giành một khỏng thời gian đến dạy tôi học bài. Vì nhà cô cũng ở cùng làng nên tiện cho việc đi lại. Những hôm trời mưa tầm tã, cô không ngại khó đạp chiếc xe đạp cũ vào nhà tôi. Người cô lạnh cóng, đôi bàn tay cô run run ướt sũng. Khẽ cầm đôi bàn tay, tôi đưa nhẹ lên má,với một suynghĩ trẻ con rằng sẽ làm cô cảm thấy đỡ rét. Rồi cả những hôm trời mất điện, hai cô trò cùng nhau bên ánh đèn dầu lập lòe trong gió. Cô dạy tôi cách làm toán, dạy tôi đọc bài nhuần nhuỹen, bắt tay tôi nắn nót từng con chữ. Cái cảm giác ấy thật thân quen, ngỡ như bàn tay của mẹ. Lúc ở nhà mẹ cũng hay làm như vậy. Tôi nhớ đến mẹ, nhớ mẹ nhièu lắm!
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, bố dẫn tôi vào bệnh viện thăm mẹ. Lòng tôi như ấm hẳn lên khi tháy mẹ đang dần khỏi bệnh. Tôi kể cho mẹ nghe về cô, mẹ vui lắm. Nhưng tôi cũng phải về khi trời đã về chièu.
Những ngày sau đó, tôi hăng hái học tập hẳn lên,thành tích mà tôi đạt được ngày càng tốt. Cô giáo quyết định cho tôi đi dự cuộc thi học sinh giỏi của trường. Điều đó làm tôi vui sướng. Tôi tự nhủ phải hoàn thành tốt để làm món qua tặng cô và mẹ. Trước ngày đi thi, cô tặng cho tôi một cây bút, cây bút hồng hà mà đối với tôi nó thật ý nghĩa. Đó là niềm ao ước của tôi khi nhìn thấy đứa bạn ngồi bên được mẹ mua cho hồi đầu năm học. Kèm theo là lời nhắn:'' Con phải cố gắng lên nhé!Nhớ tập trung,làm hết khả năng của mình,con nhớ chưa?''. Đó không chỉ là lời nhắn bình thường mà nó còn là nguồn động viên lớn lao đối với tôi, là niềm tin cho tôi chiến thắng. Ngày thi ấy, tôi đa làm rất tốt. Thật bất ngờ, không lâu sau đó chiếc bằng khen được trao đến tay tôi với niềm vui bao trùm lên tất cả. Tiếng gió khua lao xao ngoại thềm vắng, giao động ká cành. Niềm vui như được nhân đôi khi lúc dó là lúc mẹ tôi xuất viện, trở về bên tôi. Tôi ôm trầm lấy cô và mẹ, khóc thút thít như đứa con nít (vì lúc đó tôi thấy mình đã lớn). Qua đôi mắt của họ, tôi nhận thấy được niềm vui, sự hãnh diện tự hào. Mẹ hãnh diện vì đứa con ngoan, còn cô tự hào vì những thành quả mà tôi đạt được không phụ long mong mỏi của mình. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi được sống, ban cho tôi hai người mẹ đáng kính như vậy.

''Thời gian trôi qua nhanh lắm,nếu ta không biết nắm bát và tận dụng mà cứ để nó lướt qua thỳ thật lãng phí.Muốn làm bất cứ việc gì phải kiên trì nhẫn nại cố gáng hết mình thì mới có thể đạt được kết quả cao.''. Đó là những điều tôi học được từ cô. Cho đến bay giờ, tôi đã là một cô bé 15 tuổi, biết suy nghĩ hơn về cuộc sống. Chính vì vậy tôi mới càng hiểu sâu sắc hơn những điều cô gửi gắm. Lời dạy của cô, kỉ niệm về cô, nó luông chiếm một vị trí quan trong trong trái tim tôi, khó mà quên được. Thầy cô-âm thầm, lặng lẽ như vậy đó, vậy nên, mọi người hãy quý trọng mọi thứ, dù chỉ là những điều đơn giản nhất, hãy nâng niu từng khoảnh khắc trong đời 



Câu trả lời:

           Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.

Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan,… Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

            Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.

            Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.

            Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 100C thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày).

Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.

            Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

            Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn,… Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngã lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa… sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.

            Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.

 

 

 

Câu trả lời:

* ĐBSCL có nhiều thế mạnh với phát triển LTTP thể hiện sau sau:
- Thế mạnh về vị trí địa lý:
+ ĐBSCL vì nằm gần xích đạo hơn là gần chí tuyến nên thiên nhiên của vùng là thiên nhiên nhiệt đới cận xích đạo nóng
nắng quanh năm rất phù hợp với phát triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới mà điển hình là nông nghiệp lúa nước.

+ ĐBSCL nằm ở hạ lưu của 2 sông lớn nên không những đất đai luôn được phù sa bồi đắp thường xuyên rất màu mỡ mà
còn có vùng biển rộng chính là nơi tạo ra nguồn thực phẩm từ biển rất có giá trị.
 

- Thế mạnh về khí hậu:
+ Trước hết vì nằm gần xích đạo nên khí hậu của vùng có nền t0 và bức xạ cao với t0 trung bình từ 28-290c... rất thuận lợi để
xen canh tăng vụ gối vụ quay vòng đất để sản xuất nhiều vụ trong năm mà điển hình là 3 vụ lúa.

+ Khí hậu của ĐBSCL khá ôn hòa ít bão không sương muối nên năng suất và sản lượng lương thực của vùng khá ổn định ít
bị thiên tai.

- Thế mạnh về nước tưới.
+ Nhờ có lượng mưa lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc nên có trữ lượng nước sông lớn, riêng của SCL khoảng 505 tỉ m3,
chính đó là cơ sở để tạo ra nguồn nước tưới cho 3 vụ lúa quanh năm nếu có đầu tư phát triển thuỷ lợi.

- Thế mạnh về đất: Trong tổng diện tích t/nh của vùng là 4tr ha thì đất nông nghiệp có 2,65 tr ha chiếm 66,2% diện tích tự
nhiên trong đó đất phù sa ngọt khoảng 1,2tr ha rất tốt với trồng lương thực thực phẩm còn khoảng 1,5tr ha đất ngập phèn nếu đầu tư
cải tạo thì rất tốt với phát triển nông nghiệp lại có khoảng 67 vạn ha là đất chưa khai thác trong đó gần 50 vạn ha là mặt nước mặn
lợ có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

- Thế mạnh về hải sản.
+ Về hải sản có trữ lượng lớn nhất trong cả nước chiếm khoảng 42% sản lượng cá biển cả nước vì vùng này có biển rộng lại
có nhiều bãi cá bãi tôm lớn điển hình là 2 ngư trường Kiên Giang - Minh Hải, Ninh Thuận - Bình Thuận.

+ Thế mạnh về phát triển nuôi trồng thì trong gần 50 vạn ha mặt nước, mặn, lợ thì có khoảng 35 vạn ha đang ddược sử dụng
để nuôi trồng thuỷ sản trong đó có khoảng 10 vạn ha có giá trị nuôi tôm xuất khẩu.

-Thế mạnh về các điều kiện kinh tế xã hội:
+ Người lao động trong vùng rất dồi dào tính đến năm 99 là 16,1 tr người trong đó 80% dân số làm nông nghiệp mà nguồn
lao động này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất luôn với tính chất hàng hóa cao ( nổi tiếng với nhiều "ông hai lúa").

+ CSHT trong vùng tuy mới được khai thác từ 75 đến nay nhưng đã được nhà nước luôn quan tâm đầu tư để nghiên cứu cải
tạo đất, vạch ra những biện pháp phát triển thuỷ lợi, chống lũ lụt và xây dựng nhiều nhà máy chế biến nghiên cứu lai tạo giống mới
đặc biệt có hệ thống kênh rạch chằng chịt được xây dựng hoàn chỉnh từ lâu.

+ Đường lối chính sách của Đảng thì ĐBSCL do đã quen và thích nghi với cơ chế thị trường từ lâu cho nên khi Nhà nước
đổi mới theo cơ chế thị trường thì rất phù hợp với lòng dân đã kích thích sản xuất lương thực tăng trưởng nhanh...

* Bên cạnh những thế mạnh về thiên nhiên cũng như về kinh tế xã hội để phát triển lương thực thực phẩm trong vùng thì
việc phát triển lương thực thực phẩm ở ĐBSCL thì cần phải khắc phục nhiều khó khăn đó là:

- Phải đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa và cải tạo đất phèn vào mùa khô.
- Phải tìm mọi biện pháp để hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
- Phải đầu tư để nâng cao trình độ thâm canh xen canh tăng vụ mà hiện nay còn ở mức thấp.
- Phải đầu tư tiếp tục nâng cấp CSHT mà cơ bản là đẩy mạnh xây dựng các nhà máy chế biến...

* ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước:
Trên cơ sở phát huy tổng hợp những thế mạnh nêu trên và khắc phục những khó khăn lớn thì ĐBSCL hiện nay đã trở thành
vùng có khả năng sản xuất được khối lượng LTTP lớn nhất cả nước thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Diện tích trồng lương thực cả miền (diện tích lúa cả năm có thể đạt tới 4tr ha) chiếm hơn 50% diện tích trồng lương thực
cả nước.

- Trong diện tích trồng lương thực thì diện tích lúa chiếm 99% và so với cả nước diện tích lúa vùng này chiếm 52%.

- ở ĐBSCL hiện nay đã xuất hiện những tỉnh có diện tích trồng lúa rất cao trên 400 ngàn ha, điển hình như tỉnh An Giang
460 ngàn ha, tỉnh Cần Thơ 466 ngàn ha, đặc biệt tỉnh Kiên Giang có diện tích trồng lúa 514 ngàn ha.

- Mặc dù trình độ thâm canh lương thực ở ĐBSCL chưa cao nhưng nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên năng suất lúa trung bình
của vùng này lại cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước. Năm 99 đạt 40,3 tạ/ha (cả nước 40 tạ/ha).

- Nhờ diện tích trồng lúa lớn năng suất trung bình cao nên ĐBSCL đã đạt SL lương thực cao nhất cả nước, năm 99 đạt 16,3
tr tấn chiếm gần 50% sản lượng lương thực cả nước.

- Chính những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn như An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang thì cũng là những tỉnh có khả năng đạt
sản lượng lúa từ 1-2 tr tấn/năm.

- Nhờ sản lượng lương thực tăng nhanh ® bình quân lương thực đầu người cả vùng hiện nay rất cao và cao nhất cả nước:
trong khi bình quân lương thực đầu người ở ĐBSH là 414kg/người/năm thì ở ĐBSCL năm 99 đạt 1012,3kg/người.

- ĐBSCL vẫn còn nhiều khả năng tăng thêm sản lượng lương thực hơn nữa là nhờ vào sự tiến bộ của KHKT ngày càng phát
triển, nhờ vào việc đầu tư cải tạo đất phèn và nhờ vào việc lai tạo thành công nhiều giống lúa năng suất cao và nhờ vào việc nâng
cao dần trình độ thâm canh xen canh lương thức và đặc biệt nhờ vào sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước.
Qua chứng minh trên ta khẳng định ĐBSCL phải được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước.

* ĐBSCL không những là vựa lúa lớn nhất cả nước mà còn là vùng có khả năng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.

- ĐBSCL trước hết là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trâu bò:

+ Có khả năng nuôi trâu quy mô lớn vì vùng này có nhiều vùng trũng, nhiều đồng cỏ thích hợp với nuôi trâu mà vùng nuôi
trâu nhiều nhất cả nước là 2 tỉnh Long An, Cà Mau. Đàn trâu tính đến 99 có khoảng 25-30 vạn con.

+ ĐBSCL cũng có nhiều khả năng nuôi bò quy mô lớn với đàn bỏ năm 99 có khoảng 18-20 vạn con. Vùng nuôi nhiều bò
nhất là 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long.

- ĐBSCL là vùng có khả năng lớn thứ 3 cả nước về nuôi lợn, với đàn lợn năm 99 là 2,8tr con, vì nhờ vào nguồn LTTP dồi
dào có thị trường tiêu thụ lớn.

+ Nuôi gia cầm ở ĐBSCL mạnh nhất là nuôi vịt với đàn vịt hàng trăm triệu con lớn nhất cả nước nhờ vào diện tích chăn thả
rộng lớn.

- Vùng này mạnh nhất cả nước về đánh bắt hải sản và nuôi thuỷ sản...

+ Đánh bắt hải sản với sản lượng cá biển cả vùng hiện nay đã chiếm 42% sản lượng cá biển cả nước (chiếm 42% (370.000
tấn/năm).

+ Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn nhất cả nước, vì có tới 350.000 ha mặt nước để nuôi trồng và hiện nay đã cho xuất
khẩu 10 vạn tấn tôm cá/năm.

- ĐBSCL còn có thế mạnh nhất cả nước về sản xuất các loại cây thực phẩm nhiệt đới điển hình là mía, lạc, đậu tương.

- ĐBSCL về sản xuất các nguồn thực phẩm từ động vật hoang dã, vì trong vùng còn nhiều loài chim, với nhiều sân chim
lớn, nhiều loài bò sát ong mật...

- Qua đó ta thấy ĐBSCL vừa là vựa lúa vừa là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.