Vừa qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 trên trang web của tổ chức này. Theo đó, chủ đề của năm 2018 là: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”.
Hằng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho trẻ em nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.
Dưới đây là một bài văn tham khảo để các em có thể tưởng tượng bài viết UPU lần 47 của một công dân đang sống ở những năm 3500.
Vũ trụ năm 3500,
Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3500. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.
Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này. Chính vì thế, mình đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.
Việc phá rừng đang đẩy nhiều loài động vật tới nguy cơ tuyệt chủng |
Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.
Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn Đa dạng sinh học được quốc tế xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Vừa qua, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một bản báo cáo đáng quan ngại. Theo đó trong vòng 4 thập kỷ qua, số lượng các loài động vật hoang dã trên Trái Đất đã giảm đi một nửa.
Theo các nhà khoa học, Trái Đất đã bước vào một "đợt tuyệt chủng hàng loạt" mới, được đánh dấu bằng việc các loài động, thực vật đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với vài thế kỷ trước.
Nghiên cứu trước đó của các nhà bảo tồn chỉ ra rằng chính thương mại quốc tế tạo ra khoảng 30% mối đe dọa tuyệt chủng đối với các sinh vật trên khắp thế giới.
Cụ thể, khoảng 2% mối đe dọa đối với loài cóc sừng tại Brazil được cho là xuất phát từ hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ. Tương tự, gỗ khai thác tại Malaysia xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng cướp đi môi trường sống của các loài động vật quý hiếm như voi châu Á, đại bàng đốm và gấu chó.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự mất cân đối về mức độ đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Hơn 90% trong tổng số 6 tỷ USD ngân sách cho bảo tồn lại được chi tại những nước giàu, trong khi phần lớn các "điểm nóng" về đa dạng sinh học lại tập trung ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, việc làm suy thoái các hệ sinh thái, như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật quý và một số loài đang trên đường bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng.
Một thực tế không thể phủ nhận là tài nguyên Đa dạng sinh học trên đất nước Việt Nam của chúng tôi cũng liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và phải đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế.
Có thể thấy, Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, mà đây là tình trạng chung ở giai đoạn chuyển đổi của các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.
Sách đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động thực vật bị đe dọa ở các mức khác nhau thì đến năm 2017 số loài này đã lên đến hơn 1000.
Ngoài ra nhiều giống cây trồng vật nuôi bản địa quý giá như lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá, lợn, gà… cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện: Kinh tế, khoa học, môi trường, và nhân văn.
Thiết nghĩ, để tồn tại và phát triển, chúng ta phải xây dựng một kiểu kinh tế - xã hội mới, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trên cơ sở duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.
Để đạt được mục tiêu đó, cần phải hành động trên nhiều lĩnh vực, nhưng việc thực hiện được những ý đồ mới đó thật không dễ dàng, trừ khi chúng ta phải có những thay đổi trong mọi quyết định và tổ chức hành động cho từng người cũng như cả cộng đồng.
Mình ất mong, mỗi chúng ta sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học vì bền vững mang tên đại dương xanh.