Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 2
Điểm SP 6

Người theo dõi (1)

Bình Trần Thị

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chứng minh Liên Xô có vai trò to lớn và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa phát xít, trong khi các cường quốc tư bản thỏa hiệp phát xít thì Liên Xô lại có thái độ kiên quyết chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô giành hàng loạt các thắng lợi đẩy phe phát xít vào thế phòng ngự bị động và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh:

- Chiến tranh Mát-xco-va của Liên Xô

+ Cuối 1941, Đức mở 2 cuộc tấn công mãnh liệt vào Mát-xco-va hòng kết thúc chiến tranh nhưng bị Hồng quân Liên Xô bẻ gãy. Ngày 6-12-1941 dưới sự chỉ huy của tướng Giu-cốp, Hông quân Liên Xô bắt đầu phản công quyết liệt, đẩy lùi quân địch ra khỏi cửa ngõ Thủ đô Mát-xco-va hàng trăm kilomet.

+ Ý nghĩa: chiến thắng Mát-xco-va đã giáng một đòn thiệt hại nặng nề vào đạo quân trung tâm của phát xít Đức, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Hitle.

- Chiến thắng ở Xta-lin-grat:

+ Sau thất bại ở Mát-xco-va, mùa hè 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam nhằm chiếm Xta-lin-grat (nay là Von-ga-grat) "nút sống" của Liên Xô. Nhưng sau hơn 2 tháng, Đức vẫn không chiếm được thành phố này.

+ 19-11-1942 đến 2-2-1943, Liên Xô phản công và giành chiến thắng ở Xta-lin-grat. Hồng quân đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn (2/3 bị tiêu diệt, 1/3 bị bắt sống, trong đó có chỉ huy Phôn Pao-lut và 24 viên tướng).

+ Ý nghĩa: Chiến thắng vĩ đại Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, xoay chuyển tình thế của cuộc chiến: ưu thế chuyển từ phe Trục phát xít sang phe Đồng minh. Sau trận Xta-lin-grat, Liên Xô và phe Đồng minh đã chuyển sang phản công khắp các mặt trận.

- Chiến thắng ở vòng cung Cuốc-xco:

+ Tư 5-7 đến 23-8-1943, Hồng quân Liên Xô phản công Đức tại vòng cung Cuốc - xco (Trận đấu xe tăng vĩ đại nhất). Đánh tan 30 sư đoàn, loại khỏi vòng chiến 50 vạn quân Đức, giải vây cho Xta-lin-grat, đến 6-1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.

+ Đầu 1944, cuộc tổng phản công của Hồng Quân Liên Xô diễn ra liên tục trên toàn mặt trận, đánh tan đạo quân trung tâm mạnh nhất của Đức, tiêu diệt 17 sư đoàn địch, quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Tiếp đó, Liên Xô tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

- Trận tấn công vào Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.

+ 16-4 đến 2-5-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công vào Béc lin, cuộc chiến diễn ra ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân phát xít Đức.

+ 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức, Hít le tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2-5-1945, Béc Lin treo cờ đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức ở Italia cũng đầu hàng.

+ 9-5-1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh két thúc ở Châu Âu.

+ 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, tấn công và tiêu diệt đạo quân QUan Đông ở Mãn Châu.

+ Ngày 15-8-1945, Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế thới thứ hai kết thúc.

 

Câu trả lời:

Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

·* Thời Lý

-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”

- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.

* Thời Trần

-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.

- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.

- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.

- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.

- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).

Câu trả lời:

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thân sinh của Tố Hữu là một nhà nho nghèo nhưng rất ham thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ Tố Hữu cúng là con một nhà nho. Bà thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương yêu con. Quê hương và gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến hồn thơ Tố Hữu sau này.

Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời cũng thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất sự nghiệp thơ Tố Hữu và cũng chi phối mọi đặc điểm khác của thơ ông.

2. Tác phẩm

Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập Từ ấy. Bài thơ này có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.

Năm 1937, Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động cách mạng. Táng 7/1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ ấy chính là cái mốc đánh dấu thời điểm ấy.

II. Trả lời câu hỏi

1. Tố Hữu mở đầu bài thơ bằng những câu thơ đầy háo hức say mê:

                        Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                        Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, đó là khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim)… Đây đều là những từ ngữ có khả năng tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó vừa đột ngột, mạnh mẽ vừa sôi nổi và sâu sắc.

Ở hai câu thơ tiếp theo, bút pháp trữ tình lãnh mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả nổi bật niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:

                        Hồn tôi là một vườn hoa lá

                        Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Hai câu thơ thực sự là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Đối với vường hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có môt lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?

2. Khi có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống. Trong quan nhiệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.

                        Tôi buộc lòng tôi với mọi người

                        Để tình trang trải vơi trăm nơi

Tình thương yêu con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp:

                        Để hồn tôi với bao hồn khổ

                        Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

3. Giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tinh thân yêu ruột thịt:

                        Tôi đã là con của vạn nhà

                        Nhà em của vạn kiếp phôi pha

                        Là anh của vạn đầu em nhỏ

                        Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quân chúng lao khổ, đó là những kiếp phôi pha, những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” Qua những lời thơ ấy, người đọc có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ.

4. Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Câu trả lời:

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.