Câu trả lời:
1)- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ đó là tiếng gà trưa. Trong bài thơ "tiếng gà trưa" được lặp lại bốn lần ở dầu các khổ thơ và mỗi lần nhắc lại câu thơ lại gợi ra hình ảnh về kỉ niệm tuổi thơ với bao cảm xúc của nhân vật.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được diễn biến trên: Trên đường hành quân, dừng chân bên một xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ làm sao động tâm hồn và từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng. Hình ảnh về người bà tần tảo, chịu thương chịu khó, chắt chiu lo lắng, chăm sóc cho cháu. Những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ và chính tiếng gà trưa đã đi cùng với người chiến sĩ lên đường giết giặc bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng đất nước.
2)Những hình ảnh và cảm úc được thể hiện qua hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ:
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng với ổ rơm đầy trứng hồng,
+ Những kỉ niệm của tuổi thơ đầy dại khờ "nhìn gà đẻ" bị bà mắng .
+ Hình ảnh của một người bà đầy lòng thương yêu cháu, chắ chiu, dành dụm cho cháu .
+ Ước mơ và niềm vui của tuổi thơ được mặt những bộ quần áo mới.
- Bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm bà cháu gần gũi, bình dị của tác giả Xuân Quỳnh.
3)+ Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó "Tay bà khum soi trứng; Bà lo đàn gà toi; Mong trời đừng sương muối"
+ Bà dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu "để cuối năm bán gà; Cháu có quần áo mới"
+ Bà bảo ban nhắc nhở cháu và ngay khi có trách mắng cũng vì bà quá thương cháu "Gà đẻ mà mày nhìn; Rồi sau này lang mặt"
4)Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm sâu nặng. Vì ta có thể thấy rõ nội dung của bài thơ là thiên về thể hiện những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu qua những chi tiết bình thường, giản dị.
5) Bài thơ được làm theo thể ngụ ngôn có nguồn gốc Việt Nam (từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè ân gian) được cấu thành từng khổ: khổ một gồm bảy dòng; khổ hai gồm sáu dòng; khổ ba gồm sáu dòng; khổ bốn gồm mười bốn dòng; khổ năm gồm mười dòng. Số chữ trong câu là năm chữ, tuy nhiên cũng có những dòng số chữ ít hơn năm (Tiếng gà trưa)