Câu 7: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Những điều kiện không gian, địa lí. B. Những điều kiện về kinh tế, xã hội.
C. Điều kiện và phương pháp tìm hiểu. D. Khả năng điều tra ngoài thực địa.
Câu 8: Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cho con người cơ hội nào sau đây?
A. Trở thành nhà quân sự lỗi lạc. B. Cơ hội về nghề nghiệp mới.
C. Cơ hội về tương lai mới.D. Trở thành nhà chính trị gia.
Câu 9: Một trong những yếu tố giúp chúng ta hội nhập thành công với khu vực và thế giới trong xu thế hiện nay là phải
A. học tập về lịch sử địa phương. B. giao lưu học hỏi về văn hóa.
C. hiểu biết sâu sắc về lịch sử.D. tham gia diễn đàn kinh tế.
Câu 10: Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lai?
A. Chỉ quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử.
B. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại.
C. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.
D. Áp dụng những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc.
Câu 11: Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?
A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. B. Tham quan các khu tưởng niệm.
C. Tham quan các di tích lịch sử. D. Tham quan các bảo tàng lịch sử.
Câu 12. Ngành nào sau đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gi
A. Du lịch. B. Kiến trúc. C. Kinh tế. D. Dịch vụ.
Câu 13. Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa được xem là nhiệm vụ
A. thường xuyên và quan trọng. B. mang tính chiến lược lâu dài.
C. trước mắt phải thực hiện ngay. D. xuyên suốt và cấp bách hiện nay.
Câu 14. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là phải đảm bảo tính
A. hiện đại. B. nguyên trạng. C. hệ thống. D. nhân tạo.
Câu 15. Dỷ sản nào sau đây được xem là di sản văn hóa vật thể?
A. Đàn ca tài tử.B. Nghệ thuật ca trù
C. Hát xướng, hát xoan.D. Thành quách, lăng tẩm.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không được xem là biện pháp để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa?
A. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
B. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
C. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản.
D. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp.
Câu 17: Một trong những cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử?
A. Khám phá lịch sử mở ra cơ hội làm giàu cho bản thân và xã hội.
B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử.
C. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi nhà sử học phải giải quyết.
D. Lịch sử là nhân tố quyết định cho sự phát triển nghề nghiệp.
Câu 18. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là
A. du lịch. B. kiến trúc. C. thương mại. D. dịch vụ. .
Câu 19. Di dản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị của mình sẽ góp phần phát triển A. kinh tế - chính trị. B. kinh tế - tư tưởng. C. kinh tế - xã hội. D. chính trị - xã hội.
Câu 20. Tổ chức quốc tế nào sau đây ghi danh, công nhận các danh mục di sản văn hóa thế giới?
A. ASEAN. B. NATO. C. UNESCO. D. WTO.
Câu 21. Di sản nào sau đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Cung điện. B. Nhà cổ. C. Lăng tẩm. D. Đờn ca tài tử.
Câu 22. Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản văn hóa của mỗi quốc gia là
A. bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản. B. chăm sóc, giữ gìn di sản, làm mới.
C. sửa chữa theo hướng hiện đại. D. ưu tiên phát huy giá trị di sản.
Câu 23. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể là
A. bảo tồn và phát huy. B. tái tạo và trùng tu.
C. gìn giữ và làm mới. D. đầu tư và phát triển.
Câu 24. Du lịch có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?
A. Nguồn lực hỗ trợ... B. Can thiệp trực tiếp.
C. Hoạch định đường lối. D. Tổ chức thực hiện.
Câu 25. Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là
A. chữ cái Latinh. B. Chữ tượng hình
C. chữ Phạn. D. chữ cái Rô-ma.
Câu 26. Công trình kiến trúc tiêu biểu của người Ai Cập cổ đại là
A. tháp Thạt Luổng. B. Kim tự tháp.
C. đấu trường Rô-ma. D. Vạn lý trường thành.
Câu 27. Quốc gia nào sau đây được gọi là “Quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới?
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Ai Cập. D. La Mã.
Câu 28. Một trong những yếu tố tạo nên bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội là
A. văn học. B. văn hóa. C. sử học. D. kinh tế.
Câu 29. Khu vực nào sau đây đã tiếp thu và cải biên chữ viết San-xcrít của người Ấn Độ thành chữ viết của dân tộc mình?
A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Châu Âu. D. Châu Mĩ.
Câu 30. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về văn hóa?
A. Văn hóa là những đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần.
B. Văn hóa là sự phát triển rất cao về giáo dục và khoa học công nghệ.
C. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
D, Văn hóa là những tiêu chuẩn cơ bản để cải thiện cuộc sống của con người.
Câu 31. Văn học Ân Độ trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong nước mà nó ảnh hưởng đến nhiều nơi khác trên thế giới, tiêu biểu là ở khu vực nào sau đây?
A. Phía Tây châu Á. B. Đông Bắc Á. C. Đông Nam Á. D. Châu Đại Dương.
Câu 32. Ngoài ảnh hưởng sâu rộng ở Ấn Độ, tôn giáo nào sau đây còn được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài
A. Đạo giáo, Nho giáo. B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. D. Hin-đu giáo, Phật giáo.
Câu 33. Chữ San-xcrít được người Ấn Độ cải biến trên cơ sở
A. chữ Rô-ma, chữ số La Mã. B. chữ Hán và chữ Quốc ngữ
C. chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi. D. chữ cái Latinh và chữ cái Phê-ni-xi.
Câu 34. Học thuyết tư tưởng và tôn giáo nào sau đây đã hình thành ở Trung Hoa thời cổ-trung đại?
A. Nho giáo. B. Hòa Hảo. C. Tin lành. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 35. Những lĩnh vực nào có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị của cư dân Ai Cập cổ đại?
A. Dân cư, xã hội. B. Tín ngưỡng, tôn giáo.
bn ơi vì quá dài nên có thể 1 số câu sẽ bị lộn hay sai nha xl ạ nhg lần sau bn đừng lm dài quá ạ