Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đọc "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang hùng vĩ, tươi đẹp nhưng cũng không kém phần hoang sơ, heo hút mà còn cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan ẩn chứa qua từng câu chữ. Đó là nỗi cô đơn, lạnh lẽo, nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà khi đứng nơi đất khách quê người vào buổi chiều tà, nhìn khung cảnh xung quanh chỉ toàn "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Cảnh hùng vĩ, lớn lao đấy nhưng mênh mông, rợn ngợp khiến con người ta có cảm giác nhỏ bé, đơn độc. Đó còn là cảm xúc khi nhìn thấy sự sống con người nhưng đều ít ỏi, "lác đác bên sông chợ mấy nhà" hay "lom khom dưới núi tiều vài chú", cách chọn lọc từ láy và nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh cảnh thêm tiêu điều, ảm đạm, cho lòng người thêm cô đơn, buồn tủi. Tiếng lòng ấy còn được bật ra thành tiếng "nhớ nước", "thương nhà" khi bà nghĩ đến cảnh nước nhà loạn li, nhân dân lầm than đói khổ, bản thân phải xa quê hương, xa gia đình đến một nơi xa lạ. Bà Huyện Thanh Quan đã rất tài tình khi vận dụng điển tích "con quốc quốc", "cái gia gia" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ để diễn tả kín đáo nỗi lòng đó của bản thân. Và nỗi cô đơn của nữ thi sĩ càng được tô đậm hơn khi "dừng chân đứng lại" chỉ thấy cái rộng lớn, rợn ngợp của "trời, non, nước" và giữa chốn không gian bao la đó chỉ còn lại "Một mảnh tình riêng, ta với ta". Người thi sĩ đó chợt nhận ra chỉ có một mình bản thân nhỏ bé bơ vơ đứng giữa khoảng không vũ trụ, khiến cho nỗi cô đơn càng thêm thấm thía, chỉ có "ta với ta" lạc lõng không biết chia sẻ nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, thương nước cùng ai. Như vậy, có thể nói rằng ẩn sau bức tranh thiên nhiên nơi cảnh đèo Ngang mênh mông hùng vĩ, Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân, qua đây cũng giúp ta hiểu rõ hơn về tình yêu nước, thương nhà sâu đậm của nữ thi sĩ này.

hehehe