Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 58
Số lượng câu trả lời 162
Điểm GP 1
Điểm SP 20

Người theo dõi (5)

thuong tran
Luong Duong
Phú Đào Tấn

Đang theo dõi (3)

Hồ_Maii
không có gì
linh phạm

Câu trả lời:

Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm 
- Tác giả : Thạch Lam
Câu 2:
- Đoạn văn được viết bằng thể loại : tùy bút
- PTBĐ chính: Biểu cảm
Câu 3:
- Có thể chọn và chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật như sau : So sánh hoặc điệp ngữ… hoặc liệt kê 
- Tác dụng : 
+So sánh: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già ……làm cho hai sản vật càng trở nên cao quý.
+ Điệp ngữ: của; như; thức ... : nhấn mạnh cốm là sản vật thích hợp cho việc làm quà sêu tết….
Câu 4:
- Quan điểm của tác giả : Ca ngợi vẻ đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền, đặc biệt tác giả muốn nhấn mạnh việc dùng Cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó
hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta..
- Tác giả phê phán thói sùng ngoại, bắt chước nước ngoài một cách mù quáng của những kẻ học đòi...

Câu 5:
Nhận xét trên của tác giả nói về ý nghĩa và giá trị của cốm, đoạn văn ngắn gọn nhưng có tính khái quát cao, thể hiện sự đánh giá vô cùng tinh tế và chính xác của tác giả.
- Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân.
- Là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.
- Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên.

Câu trả lời:

Tình thầy trò tình cảm thiêng liêng đáng được trân trọng, tình cảm đó được xây dưng gắn bó bên mái trường được học tập, các em được sự dìu dắt, chỉ bảo thầy cô. Xúc động lắm mỗi khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn cố gắng, ân cần dạy dỗ học sinh nên người.

“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức” công lao to lớn của thầy cô to lớn đến nỗi mà chúng ta không thể nào đền đáp hết. Thầy cô là người lái đò đưa các thế hệ trẻ cập bến tương lai.Hình ảnh cô giáo trong tà áo dài thướt tha, người thầy nghiêm khắc ấy lại chứa đọng cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trong tâm trí những người học trò chúng tôi không biết bao nhiêu ký ức khó phai. Gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô, nụ cười ấy động viên, khuyến khích mỗi khi chúng tôi đạt điểm cao, động viên giúp tôi vươn lên trong học tập. Khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt đó nhưng lại là ánh mắt nghiêm nghị.Thầy cô không la hoặc mắng nhưng sẽ có đôi chút sự buồn bã và thất vọng trong đó.

Thầy cô có biết được rằng những nụ cười ấy chính là ngọn lửa sưởi ấm cho chúng em không? những trái tim bé nhỏ đám học trò. Chỉ bao nhiêu đó là mình may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình nhiều sự cực nhọc, lo toan chất đầy trên vai của những người thầy cô giáo . Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng của tôi đối với các thầy cô, những người đã không quản nhọc nhằn giúp xây dựng một tương lai sáng bằng con đường học vấn, kiến thức. Thầy cô cần cụ miệt mài chăm chỉ để gieo những hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của những đứa học sinh,thầy cô chính là người đã cầm bó đuốc trí thức dẫn lối cho các thế hệ học sinh.

Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu thầy cô dù biết điều đó là không thể vì ai rồi cũng phải lớn phải rời xa mái trường. Nhưng tôi vẫn cầu mong thầy cô sẽ mãi dẫn dắt các thế hệ tương lai đến một vùng đất kỳ diệu. Thầy cô ơi! công ơn trời bể của thầy cô chúng em mãi khắc sâu, làm sao đong đếm hết tình cảm mà các thầy các đồ cho chúng ta.

Câu trả lời:

Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu, có bầy chim đang hót âm thầm tựa như nói. ”. Đó là lời của bài hát “Mái trường mến yêu”, một bài hát lột tả hết những cung bậc cảm xúc của học sinh dành cho ngôi trường mến yêu của mình. Ngoài gia đình, thì mái trường chính là một trong những nơi nuôi dưỡng vun đắp cho ước mơ của con người.

Đó là một ngôi trường nằm ở vùng ven nội ô thành phố, ngôi trường nếu xét kĩ thì cũng không lớn. Ngôi trường của tôi ấy, là ngôi trường đã có tuổi cũng khá lâu đời, nghe những người lớn tuổi nói rằng nó được xây vào những ngày còn kháng chiến chống Mỹ. Ban đầu được xây dựng khá đơn giản để đáp ứng nhu cầu học tập của những gia đình không có điều kiện cho con lên vùng trung tâm thành phố học. Còn bây giờ đã được xây sửa, trang trí lại rất khang trang và rộng rãi. Các dãy học được xây theo hình chữ U, với khoảng trống sân rộng để tiện cho việc tổ chức các hoạt động lớn của trường. Tường được quét bằng vôi màu xanh thiên thanh nhìn rất dịu mắt, mái ngói xanh đậm thay cho màu đỏ tươi, điều ấy làm cho mỗi lần hoa phượng nở, hoa phượng như vị nữ hoàng, rực rỡ giữa nền xanh nhàn nhạt. Dưới hàng hiên từng lớp, hoa mười giờ và cỏ đậu phộng chen nhau nở làm rực rỡ sắc màu, với cái tên “Nguyễn Công Trứ” càng làm cho ngôi trường nên thơ theo tên của nhà văn lớn ấy.

Với tôi ngôi trường ấy chính là khoảng trời thanh xuân biết bao tươi đẹp, biết bao kỉ niệm mà không thể phai mờ. Tôi nhớ như in cái ngày đầu tiên đến trường với biết bao bỡ ngỡ, rụt rè và có khi đi vào nhầm cả lớp vì không để ý, tôi làm sao quên được những kỉ niệm đáng yêu khi cùng bạn bè chia nhau từng chiếc kẹo bé xíu, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau thả trò ức hiếp thằng bạn ngồi bàn bên, chúng tôi gắn bó như anh em trong gia đình.

Ngôi trường đã cho tôi những kiến thức bao la rộng lớn, là nơi có được những thầy cô như là cha mẹ, dạy dỗ chúng tôi nên người, không chỉ là về kiến thức, mà còn là về nhân cách. Những lần tham gia các hoạt động ngoại khóa, thì những thầy cô, bị lũ học trò chúng tôi quậy phá, không biết bao nhiêu mà lần, nhưng vẫn cười xòa cho qua, có những thầy cô giáo tâm hồn rất tươi trẻ, cùng chúng tôi vui chơi, khi ấy rũ bỏ vẻ ngoài nghiêm khắc trên lớp học, thầy cô chúng tôi gắn bó với nhau vô cùng.

Người ta hay bảo, ngôi trường chính là ngôi nhà thứ 2, đúng là như vậy. Vì sẽ chẳng có nơi nào khiến cho bạn cảm thấy mình được sẻ chia, được sống vui vẻ, vô tư như ở dưới mái trường. Nơi đó tôi có được những người cha mẹ mới, những người anh em bè bạn cùng nhau san sẻ ước mơ, hoài bão, và nhen nhóm nguồn nhiệt huyết giúp chúng ta thực hiện mơ ước của mình.

Với tôi hay bất cứ ai học dưới ngôi trường xinh đẹp này đều luôn luôn yêu mến bóng dáng những phòng học xanh xanh thấp thoáng dưới những tán phượng đỏ. Đó là mảng kí ức mà dù sau này có đi nơi đâu, tôi vẫn luôn nhớ về ngôi trường thân yêu. Không chỉ vậy, mà ngay cả lúc này, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường tôi sẽ luôn tích cực học tập thật tốt, tham gia thật nhiều các hoạt động để vừa phát huy truyền thống, vừa gây dựng cho trường ngày một lớn mạnh hơn.

Câu trả lời:

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

 

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Câu trả lời:

Tình thầy trò tình cảm thiêng liêng đáng được trân trọng, tình cảm đó được xây dưng gắn bó bên mái trường được học tập, các em được sự dìu dắt, chỉ bảo thầy cô. Xúc động lắm mỗi khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn cố gắng, ân cần dạy dỗ học sinh nên người.

“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức” công lao to lớn của thầy cô to lớn đến nỗi mà chúng ta không thể nào đền đáp hết. Thầy cô là người lái đò đưa các thế hệ trẻ cập bến tương lai.Hình ảnh cô giáo trong tà áo dài thướt tha, người thầy nghiêm khắc ấy lại chứa đọng cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trong tâm trí những người học trò chúng tôi không biết bao nhiêu ký ức khó phai. Gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô, nụ cười ấy động viên, khuyến khích mỗi khi chúng tôi đạt điểm cao, động viên giúp tôi vươn lên trong học tập. Khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt đó nhưng lại là ánh mắt nghiêm nghị.Thầy cô không la hoặc mắng nhưng sẽ có đôi chút sự buồn bã và thất vọng trong đó.

Thầy cô có biết được rằng những nụ cười ấy chính là ngọn lửa sưởi ấm cho chúng em không? những trái tim bé nhỏ đám học trò. Chỉ bao nhiêu đó là mình may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình nhiều sự cực nhọc, lo toan chất đầy trên vai của những người thầy cô giáo . Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng của tôi đối với các thầy cô, những người đã không quản nhọc nhằn giúp xây dựng một tương lai sáng bằng con đường học vấn, kiến thức. Thầy cô cần cụ miệt mài chăm chỉ để gieo những hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của những đứa học sinh,thầy cô chính là người đã cầm bó đuốc trí thức dẫn lối cho các thế hệ học sinh.

Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu thầy cô dù biết điều đó là không thể vì ai rồi cũng phải lớn phải rời xa mái trường. Nhưng tôi vẫn cầu mong thầy cô sẽ mãi dẫn dắt các thế hệ tương lai đến một vùng đất kỳ diệu. Thầy cô ơi! công ơn trời bể của thầy cô chúng em mãi khắc sâu, làm sao đong đếm hết tình cảm mà các thầy các đồ cho chúng ta.