II- BÀI TẬP TỰ LUẬN :
Bài 1: Viết phương trình hóa học cho các phản ứng giữa hidro và các oxit sau:a. Sắt (III) oxitb. Thủy ngân (II) oxitc. Chì (II) oxit
Bài 2: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được.
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng
Bài 3: Khử 21,7 gam thủy ngân(II) oxit bằng hiđro. Hãy:
a) Tính số gam thủy ngân thu được.
b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng
Bài 4: Tính thể tích oxi (đktc) thu được khi phân hủy 4,9 gam KClO3 trong phòng thí
nghiệm?
Bài 5: Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).
Bài 6: Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt, lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
a, Viết phản ứng hóa học?
b, Cho cùng một khối lượng kim loại trên tác dụng hết với axit thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất?
c, Nêú thu được cùng một thể tích khí H2 thì khối lượng của kim loại nào đã phản ứng là nhỏ nhất?
Bài 7: Dẫn 2,24 lít khí H2 ở đktc vào một ống có chứa 12g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống còn a(g) chất rắn.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng trên.
c. Tính a.
I- Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Tính chất nào sau đây không có ở Hidro
A. Nặng hơn không khí B. Nhẹ nhất trong các chất khí
C. Không màu D. Tan rất ít trong nước
Câu 2: Ứng dụng của Hidro
A. Oxi hóa kim loại B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
C. Tạo hiệu ứng nhà kinh D. Tạo mưa axit
Câu 3: Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
A. H2 B. H2O C. O2 D. CO2
Câu 4: Công thức hóa học của hidro:
A. H2O B. H C. H2 D. H3
Câu 5: Cho 8g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m (g) chất rắn. Tính m, chất rắn đó là chất nào?
A. Cu, m = 0,64g B. Cu, m = 6,4g
C. CuO dư, m = 4g D. Không xác định được
Câu 6: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. oxit nào không bị Hidro khử:
A. CuO, MgO B. Fe2O3, Na2O C. Fe2O3, CaO D. CaO, Na2O, MgO
Câu 7: Tỉ lệ mol của Hidro và Oxi sẽ gây nổ mạnh là:
A. 2:1 B. 1:3 C. 1:1 D. 1:2
Câu 8: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, AgO, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với Hidro ở nhiệt độ cao:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 1
Câu 9: Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam C. Có chất khí bay lên
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ D. Không có hiện tượng
Câu 10: Sản phẩm thu được sau khi nung Chì (II) oxit trong Hidro
A. Pb B. H2 C. PbO D. Không phản ứng
Câu 11: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 1
Câu 12: Tính thể tích hiđro (đktc) để điều chế 5,6 (g) Fe từ FeO?
A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 13: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O
A. 1,4 lít. B. 2,8 lít. C. 5,6 lít. D. 2,24 lít.
Câu 14: Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,64 B. 6,4 C. 0,72 D. 7,2
Câu hỏi:
Hòa tan 4g hỗn hợp kim loại A, B, A có hóa trị II, B có hóa trị III bằng 1 lượng HCl; vừa đủ thoát ra 3,808l(đktc)
a) lập PTHH
b)Khối lượng muối thu được
c) Nếu biết kim loại 3 là Nhôm và số mol Nhôm trong hỗn hợp bằng 5 lần số mol kim loại có hóa trị II xác định tên kim loại có hóa trị II
Hòa tan 4g hỗn hợp kim loại A, B, A có hóa trị II, B có hóa trị III bằng 1 lượng HC; vừa đủ thoát ra 3,808l(đktc)
a) Khối lượng muối thu được
b) Nếu biết kim loại 3 là Nhôm và số mol Nhôm trong hỗn hợp bằng 5 lần số mol kim loại có hóa trị II xác định tên kim loại có hóa trị II