I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1:(1.0 điểm) Đoạn trích trên là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao nhân vật trong đoạn trích trên mượn dòng Hoàng Giang để giải tỏ tấm lòng của mình?
Câu 3: (0.5 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám.
Câu 4: (1.0 điểm) Sau khi nói lời trên nhân vật đã gieo mình xuống sông. Hành động đó có ý nghĩa gì?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 5: (7.0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bàn về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
I.PHÀN ĐỌC HIỂU (3.0 diểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du –Truyện Kiều)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2: (0.5 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 3: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu thơ cuối.
Câu 4: (1.0 điểm) Vì sao có thể nói bức chân dung của nhân vật trong đoạn thơ mang
tính cách số phận?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 diễm):
Câu 1: (7.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) cảm nhận về đoạn thơ trên.