HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Tham khảo :
* Về văn hóa - giáo dục:
- Xóa nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
- Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
* Kết quả:
- Lật đổ nền quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
- Trên cơ sở đó, tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.
* Hạn chế:
- Cuộc cách mạng chỉ dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.
Tham khảo
- Cao trào cách mạng 1918-1923 phát triển mạnh mẽ. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918) Đảng Cộng sản Đức (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản I-ta-lia-a (1921),…
- Sự phát triển của cao trào cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.
- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Mát-xcơ-va.
Tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh, cụ thể là sản xuất thép trong những năm 1929 - 1931 có sự đối lập nhau rất lớn.
- Sản xuất thép ở Anh xuống dốc một cách trầm trọng, và nhanh chóng từ giữa năm 1929. Đây là năm đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
- Trong khi đó, sản xuất thép ở Liên Xô lại có bước phát triển đi lên từ sau năm 1930.
- Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nghiêm trọng nước Đức.
- Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền đã quyết định đưa Hít-le (thủ lĩnh Đảng Quốc xã ) lên cầm quyền, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.
- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
* Văn hóa:
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
* Diễn biến- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).* Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
nói chiến thắng bạch đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta là vì đây là trận chiến chấm dứt hoàn toàn áp thống trị của phong kiến phương Bắc kéo dài hơn 1000 năm đối với nước ta. Đè bẹp ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán. Mở ra một thời kỳ mới: thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc
- Tổ tiên ta đã giữ được tiếng nói của mình và những phong tục tập quán, nếp sống đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy ngày Tết.
- Là học sinh, em phải học thật tốt, thật nhiều để biết thêm về lịch sử tuyên truyền bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại.
Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX:
- Toán học:
+ Niu-tơn, Lép-ních: phép tính vi phân, tích phân.
+ Lô-ba-sép-xki: hình học phi Ơ-cờ-lít.
- Hóa học: Men-đê-lê-ép: bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Vật lí:
+ Lô-mô-nô-xốp: Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
+ Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Sinh học:
+ Năm 1837, Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra thuyết tế bào.
+ Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền