HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu 1:
a. Thế nào là trợ từ, thán từ?
b. Đặt câu với các trợ từ, thán từ sau:
Là, lại, gớm, nguyên, chính, quá
Câu 2: Kể tên những tác phẩm truyện kí đã học? Nêu hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm
Câu 3: Trong truyện ngắn của Nam Cao, chi tiết lão Hạc “Gửi tiền nhờ cậy ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết thê thảm đã gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? (Trình bày thành đoạn văn ngắn)
Câu 4: Nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã cảm thấy “cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” nhưng suy nghĩ ấy đã bị thay đổi khi ông chứng kiến cái chết của lão Hạc. Vì sao lại có sự thay đổi ấy?
Hãy phân tích tâm trạng ông Giáo qua hai dòng suy nghĩ khác nhau bằng hai đoạn văn. Giữa hai đoạn sử dụng một phương tiện liên kết, gạch chân phương tiện liên kết đó.
Bài 1: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người? 5 từ tượng thanh gợi tả âm thanh của đồ vật bị vỡ
Bài 2: Giải nghĩa các từ tượng hình và tượng thanh trên? Đặt câu với ba từ tượng hình
Bài 3: Theo em, trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” diễn biến tâm lý của chị Dậu được thay đổi theo hoàn cảnh sự việc có hợp lý không? Vì sao?
Bài 4: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Bằng kiến thức đã học trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên (đoạn văn tổng phân hợp 10 – 12 câu)
Bài 5: Qua tác phẩm “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em có nhận xét gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ?
Câu 1: Trong Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
a) Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên
b) Từ nội dung hai câu thơ, hãy cho biết vai trò của lao động trong đời sống con người
c) Phát triển câu chủ đề sau thành đoạn văn quy nạp:
Lao động đem lại cho con người niềm vui và sự sung túc trong đời sống vật chất và tinh thần (12 câu)