Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 2
Điểm SP 7

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (1)

Trần Hà My

Câu trả lời:

I) bài sống chết mặc bay

1. Câu rút gọn:

- Thuộc phủ X.

+ Tác dụng: xác định địa điểm, nơi chốn.

- Xem chừng núng thế lắm.

+ Tác dụng: diễn tả sự băn khoăn, trăn trở, hoài nghi, dự đoán.

- Không khéo thì vỡ mất.

+ Tác dụng: diễn tả sự băn khoăn, trăn trở, hoài nghi, dự đoán.

- Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước.

+ Tác dụng: nhấn mạnh, diễn đạt lời của nhân vật.

- Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp.

+ Tác dụng: diễn tả sự thờ ơ của mấy tên viên quan cai lệ trước tình cảnh đê vỡ, trước hoàn cảnh khốn khó của nhân dân ở ngoài kia.

- Mặc!

+ Tác dụng: diễn tả sự thờ ơ, không quan tâm của viên quan cai lệ. Chúng không màng đến số phận, sự an nguy của nhân dân đồng thời cũng chẳng để ý đến con đê đang bị vỡ.

- Sướng bao nhiêu, thích bao nhiêu!

+ Tác dụng: Chỉ ra sự đối lập giữa viên quan cai lệ và nhân dân. Nếu như nhân dân đang phải gồng mình, đối mặt với những hiểm nguy mà thiên nhiên mang lại để đắp đê, ngăn cho con đê không bị vỡ thì những viên quan lại ngồi ung, hưởng thụ đánh bài bạc.

- Vậy mà không hiểu đời thật là phàm!

+ Tác dụng: sự thờ ơ của viên quan cai lệ. Chúng chỉ quan tâm đến thu vui của bản thân mình và quên đi những nổi khổ mà nhân dân đang phải đối mặt ở ngoài kia.

- Có biết không?

+ Tác dụng: dùng để hỏi.

- Không còn phép tắc gì nữa à?

+ Tác dụng: dùng để hỏi.

2. Câu đặc biệt:

- Gần một giờ đêm.

+ Tác dụng: xác định thời gian.

- Than ôi! - Ôi! - Lo thay!

- Nguy thay! => Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

 

 

Câu trả lời:

Với Nguyễn Du, một thi tài kiệt xuất của nước ta, xuân về cũng để lại những  cảm xúc đặc biệt. Xuân dạ là bài thơ xuân đặc sắc của ông. Nhớ quê hương ngàn dặm, xứ lạ đất người, xuân trong ông là nỗi thê thiết, u tối, đèn không buồn chong để lặn mình vào đêm đen huyền hoặc. Trước mặt ông là đoạn đường công danh mờ mịt mà ngoài kia xuân về trong mưa gió ai hoài:  Đêm đen nào thấy ánh dương trongHàng liễu âm thầm đứng trước songỐm liệt giang hồ bao tháng trảiXuân về mưa gió suốt đêm ròngLâu năm đất khách đèn chong lệNgàn dặm quê hương nguyệt dãi lòngNgoài xóm Nam Đoài Long Thuỷ chảyTrôi hoài kim cổ một dòng không

Với Bác Hồ, mùa xuân không cứ là những cái Tết cổ truyền, có bánh mứt, dưa hành, câu đối đỏ, có mai, đào khoe sắc khoe hương mà mùa xuân trong Bác còn là sức chiến đấu anh dũng của tuổi trẻ, tuổi Nước, tuổi Đảng:Mừng Nhà nước ta mười lăm năm xuân xanhMừng Đảng chúng ta đã ba mươi tuổi trẻ “              (Thơ mừng năm mới – 1960 )

Câu thơ rất khoẻ khoắn, phơi phới niềm tin. Với Bác, hồn xuân có trong bốn mùa đó là niềm vui và sự chiến thắng:Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớnMột năm là cả bốn mùa xuân...

bucminh