Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Marri

Chủ đề:

Chương III- Điện học

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Chọn phát biểu sai.

A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác.

D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau.

Câu 2. Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng

A. hút được mảnh vải khô. B. hút được mảnh nilông.

C. hút được mảnh len. D. hút được thanh thước nhựa.

Câu 3. Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?

A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước.

B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi.

C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải.

D. Cả ba câu đều sai.

Câu 4. Ở xứ lạnh vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao?

A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện.

B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa.

C. Chỉ có câu A đúng. D. Cả hai câu A và B đều đúng.

Câu 5. Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện?

A. Bàn ủi điện. B. Nồi cơm điện.

C. Bếp dầu. D. Bếp điện.

Câu 6. Khi sử dụng đèn pin, nếu bật công tắc mà bóng đèn không sáng thì có thể do những khả năng nào sau đây?

A. Bóng đèn bị hư. B. Đèn hết pin.

C. Pin còn nhưng gắn các cực không đúng. D. Cả ba khả năng trên.

Câu 7. Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Đèn vẫn sáng. B. Đèn không sáng.

C. Đèn sẽ bị cháy. D. Đèn sáng mờ.

Câu 8. Chất dẫn điện là chất……..dòng điện đi qua, chất cách điện là chất………….dòng điện đi qua

A. Không cho, không cho B. Cho, không cho

C. Cho, cho D. Không cho, cho

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai.

A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên.

B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

C. Dòng điện có tác dụng phát sáng.

D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng.

Câu 10. Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

A. Tác dụng phát sáng. B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học.

Câu 11. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút

A. các vụn nhôm. B. các vụn sắt.

C. các vụn đồng. D. các vụn giấy viết.

Câu 12. Khi đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ……………

A. Rất nhỏ. B. Rất lớn.

C. Nhỏ hay lớn tùy từng loại mạch. D. Không thay đổi.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

A. có khả năng đẩy. B. có khả năng hút.

C. vừa đẩy vừa hút. D. không đẩy và không hút.

Câu 2. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy

A. mà không cần cọ xát. B. sau khi cọ xát bằng mảnh lụa.

C. sau khi cọ xát bằng miếng vải khô. D. sau khi cọ xát bằng mảnh nilông.

Câu 3. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính. B. Vì cánh quạt có điện.

C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.

D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.

Câu 4. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.

B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.

C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 5. Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện?

A. Pin. B. Ắc – qui.

C. Đi – na – mô xe đạp. D. Quạt điện.

Câu 6. Chọn câu sai

A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện

B. Nguồn điện tạo ra dòng điện

C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau

D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh

Câu 7. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.

B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Câu 8 Quy ước nào sau đây là đúng?

A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.

B. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín.

D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín.

Câu 9. Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

A. Vonfram, thép, đồng, chì. B. Chì, đồng, thép, vonfram.

C. Chì, thép, đồng, vonfram. D. Thép, đồng, chì, vonfram.

Câu 10. Trong các thiết bị điện trong gia đình, điôt phát quang có thể có trong các thiết bị nào sau đây?

A. Đèn báo trên TV. B. Đèn báo trên ổn áp điện.

C. Đèn báo trên máy vi tính. D. Cả ba câu đều đúng.

Câu 11. Tác dụng nào dùng để chế tạo nam châm điện và các thiết bị đóng ngắt tự động.

A. Tác dụng từ. B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng phát sáng.

Câu 12. Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng từ. B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hóa học.

giúp mình với ạ^^