Chủ đề:
Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Câu hỏi:
BÀI TẬP ỨNG DỤNG SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Câu 1: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào sau đây?
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng
B. Chất rắn co lại khi lạnh đi D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng….
A. làm các dây kim loại B. làm giá đỡ
C. trong việc đóng, ngắt tự động mạch điện D. làm cốt cho các trụ bê tông
Câu 3: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?
A. Để dễ sửa chữa.
B. Để ngăn bớt khí bẩn.
C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.
D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.
|
|
Câu 4: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 5: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch.
C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Khi co lại vì nhiệt, nếu bị................................ thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
A. ngăn cản B. khác nhau nhiều C. khác nhau ít D. lực tác dụng
Câu 7: Lí do chủ yếu nào khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
A. Để tiết kiệm đinh B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Tại sao
A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên.
Câu 9: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 10: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
A. Có thể gây ra những lực rất lớn B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ
C. Không gây ra lực D. Cả 3 kết luận trên đều sai