Câu 3. Cho đoạn trích:
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng
quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao
nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời,
cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút
quân.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên?
b. Kể tên các nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và nêu ý nghĩa
tượng trưng của các nhân vật đó?
c. Trong giai đoạn hiện nay, là một học sinh em cần làm gì để góp phần giảm thiểu
thiên tai, lũ lụt xảy ra hằng năm?
Câu 1. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
a) Chỉ ra các từ láy và nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ.
b) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người?
c) Tìm thêm ít nhất ba từ láy khác miêu tả hình dáng của con người.
Câu 1: Em hãy cho biết đoạn văn sau nằm trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc
thể loại truyện dân gian nào?
“Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó
người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng
lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.”
(Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 2: Danh từ là gì? Tìm danh từ có trong câu: “Cuối cùng, triều đình đành mời
sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.”
(Em bé thông minh)
Câu 3: Trí thông minh của nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” được
bộc lộ bằng hình thức nào? Dùng hình thức ấy có gì độc đáo?
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của hai chi tiết thần kì: tiếng đàn và niêu cơm trong truyện
cổ tích “Thạch Sanh”.