Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 462
Điểm GP 107
Điểm SP 511

Người theo dõi (17)

Lê Thế Vinh
Mr 9323
Đỗ Tuệ Lâm
12345

Đang theo dõi (1)

Đỗ Tuệ Lâm

Câu trả lời:

a

Câu trả lời:

THAM KHẢO : 

Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần  thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960, trong một cuộc phát động phong trào “Tết trồng cây “ nhân dịp kỷ niệm mùa xuân thứ 30 của Đảng ta. Đó cũng là một trong những lời di chúc để lại trước khi Người đi xa. Lời di chúc ấy đã trở thành truyền thống, nét văn hóa, dòng chảy in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt chúng ta. Để mỗi năm dịp tết đến xuân về, các cơ quan, trường học đều náo nức trong công tác, lễ hội trồng cây nhằm thực hiện đúng lời dạy của Bác " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".  

Trong câu thơ thứ nhất Bác có nói " Mùa xuân là tết trồng cây “, đó là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong bốn mùa khí hậu của Việt Nam. Là lúc kết thúc một mùa đông lạnh giá,  tiết trời chuyển sang ấm áp, thuận lợi nhất để cây trồng bám rễ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, “tết trồng cây” phải vào đúng mùa xuân chứ không phải mùa nào khác.  Qua đây chúng ta thêm thấy được sự uyên thâm, hiểu rộng kiến thức về vạn vật xung quanh về thiên nhiên và vũ trụ ở Bác.  Mùa xuân đến cũng là một điểm mốc, một khởi đầu mới của trong năm với biết bao niềm hy vọng, là đào mai khoe sắc nảy trồi non, là tình yêu giữa con người với con người, với cỏ cây hoa lá, là từng trồi non xanh mơn man, là khi thiên nhiên đất trời được giao hòa cùng con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất.  Hơn thế, trên tinh thần nhân văn, bắt đầu một năm mới, mong muốn những điều tốt đẹp nhất được khởi đầu từ mùa xuân, thật thích hợp để gieo một hạt giống, ươm một nhành cây trồng một vườn lớn, như thêm một hy vọng tràn đầy. Mùa xuân mà làm cho đất đẹp nước đẹp trời đất đẹp, lòng người ắt sẽ đẹp, mọi sự tốt đẹp thì một năm thật tốt đẹp.

Mùa xuân thứ nhất Bác nói đến là mùa xuân của đất trời, thì đến mùa xuân thứ hai trong " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Bác không nói về mùa xuân của cá nhân mình, mà Bác nói về mùa xuân của cả đất nước. Và xuân đây không còn đơn giản là mùa xuân của đất trời của thiên nhiên nữa, mà thể hiện một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp. Đó cũng là thành quả khi toàn dân, toàn nước chung sức, đồng lòng trong công cuộc thực hiện lời dạy của bác ‘’ mùa xuân là tết trồng cây”, " Có một cây là có rừng", để khung cảnh đất nước ngày càng trong xanh hơn, tươi đẹp hơn, ngày càng giàu đẹp " càng xuân" hơn nữa. 

Vậy tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước? Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên bảo vệ mỗi chúng ta, bảo vệ đất nước. Là tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình... Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.

Để thực hiện lời dạy của Bác, những người con đất Việt cần chung tay bảo vệ môi trường sống quanh mình. Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ở vùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ở vùng đô thị. Các bạn học sinh có thể trồng thêm những chậu cây xanh ở gia đình mình.  Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh, không bẻ cành ngắt lá trong sân trường và hàng cây ven đường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp phá rừng lấy gỗ và cần chăm sóc tốt những khu rừng nguyên sinh còn lại của đất nước.

Bác Hồ - Người anh hùng dân tộc và trên cả thế giới, tuy Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Người, tầm nhìn và cả nỗi lo lắng cho cả thế hệ tương lai của Người luôn là xuyên suốt, lâu dài. Lời dạy của Người sẽ luôn trong trái tim mỗi chúng ta, đời đời các thế hệ con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ và thực hiện đúng lời dạy Bác đã để lại:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".

Câu trả lời:

THAM KHẢO :

Mỗi khi đi đâu xa, vắng mẹ, hoặc khi mẹ đi công tác ngồi một mình, nhiều lúc lòng tôi cứ nao nao hống trải. Nhớ đến mẹ, tôi không làm sao quên được những gì mẹ đã hi sinh cho riêng tôi. Năm vào học lớp sáu, tôi là một đứa trẻ ốm yếu, mỗi ngày đến trường phải có mẹ đưa đón, nhưng hôm ấy bỗng dưng trời đổ mưa thật to kéo dài mấy giờ. Từ gian hàng, mẹ chạy đến trường để đón tôi. Cái áo mưa chỉ đủ để che cho một người, mẹ dứt khoát để cho tôi che. Mẹ nói: “Mẹ dầm mưa quen rồi”; tôi ngây thơ che áo mưa mà không chút ngập ngừng. Về đến nhà, trời đã tối sầm thế mà cơn mưa chiều nay vẫn chưa tạnh. Bữa cơm chiều hơi muộn của gia đình tôi được bắt đầu thật vắng vẻ chỉ có tôi và mẹ. Bởi vì cha tôi bận công tác nơi xa. Ngồi ăn cơm với mẹ, trông mẹ có vẻ mệt mỏi. Thấy mặt tôi buồn buồn, mẹ tôi bảo: “Con ăn cơm trước đi, mẹ cảm thấy hơi mệt, nghỉ ngơi một lúc là không sao”. Và ngày hôm sau, mẹ không đến trường đón tôi như mọi khi. Tôi đi nhanh một mạch về nhà thì hay tin mẹ tôi bị cảm nặng phải nằm viện. Tôi cuống cuồng chạy vào bệnh viện, nhìn gương mặt mẹ mệt mỏi, xanh xao, tôi thấy lòng mình đau nhói. Suốt mấy ngày mẹ nằm viện, tôi luôn ngồi cạnh mẹ cho đến khi mẹ được xuất viện. Câu chuyện diễn ra chỉ có vậy, nhưng đối với tôi là cả một kỉ niệm về tình mẹ cao quý. Tôi không còn cho mẹ đón tôi nữa, tự tôi đến trường và đi về. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh mẹ tôi ngày hôm ấy? Mình mẹ ướt sũng, khuôn mặt mệt mỏi của mẹ xanh lợt, cặp môi hồng là thế mà nay tím ngắt. Càng nghĩ lại, tôi lại càng cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.