Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (5)


Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Taị sao những phong trào này đều thất bại?
Hướng dẫn giải:
- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân
Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm say sắt. hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :
+ Ở In-đô-nê-xi-a. từ cuối thế kỉ XIX. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905. các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra dời tủa Đãnc Cộng sản < 1920). 
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi. dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ờ Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào. năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp irons quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - i 896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 — 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp....

Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri ?

Hướng dẫn giải:

Nhân dân Pa- ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa- ri và nhân dân Pa- ri chống giai cấp tư sản Pháp đầu hàng Đức và đàn áp quần chúng

Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa- ri?

Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa- ri?

Hướng dẫn giải:

- Năm 1870- Chiến tranh Pháp- Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.

- 2-9-1870- Hoàng đế nước Pháp là Na-po-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh

- 4-9-1870- Nhân dân Pa- ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-po-lê-ông III

- 18-3-1871- Chi –e cho quân đánh úp đồi Mông- mác (Bắc Pa-ri) nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân

- 26-3-1871- Nhân dân Pa- ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc bổ sung

- Từ 20-5 đến 28-5-1871- Quân chính phủ Véc – xai bắt đầu tấn công vào thành phố kéo dài đến ngày 28-5-1871, lịch sử gọi là “ Tuần lễ đẫm máu”

Vì sao nói Công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới?

Hướng dẫn giải:

Công xã Pa-ri la nhà nước kiểu mới vì do nhân dân bầu lên thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo đảm làm chủ của nhân dân, khác với các hình thức nhà nước trước kia là công cụ thống trị, bóc lột nhân dân

Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa- ri?

Hướng dẫn giải:

- Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

- Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.