Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 93
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (1)

Lê Quang Khánh

Đang theo dõi (1)

Cô Tuyết Ngọc

Câu trả lời:

Tật cận thị

Trong tật cận thị, các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc. Nguyên nhân cận thị thường do giác mạc vồng quá hoặc do tăng độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt cận thị nhìn xa không rõ nhưng nhìn gần có thể bình thường. Những mắt cận thị nặng (trên 8,00 D) có thể kèm theo tổn thương của võng mạc là nguy cơ gây ra bong võng mạc.

 

 

Tật viễn thị

Trong tật viễn thị, các tia sáng hội tụ ở sau võng mạc. Nguyên nhân viễn thị thường do giác mạc dẹt quá hoặc do giảm độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt viễn thị nhẹ nhìn xa có thể bình thường nếu còn điều tiết tốt. Những trường hợp điều tiết giảm hoặc viễn thị nặng có thể bị mờ cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần.

Tật loạn thị

Trong tật loạn thị, bán kính độ cong của giác mạc không đồng đều ở các kinh tuyến, do đó các tia sáng không hội tụ ở một điểm mà ở các điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc). Mắt loạn thị nhìn vật bị nhoè và biến dạng. Loạn thị có thể đơn thuần hoặc kèm theo cận thị hoặc viễn thị.

Lão thị

Lão thị không phải là một tật khúc xạ mà là thay đổi sinh lí của mắt ở người nhiều tuổi. Tất cả những người mắt bình thường khi đến tuổi trên 40 bắt đầu cảm thấy nhìn bị nhoè khi đọc sách, đó là biểu hiện lão thị. Nguyên nhân của lão thị là do khả năng đàn hồi của thể thuỷ tinh bắt đầu giảm ở người trên 40 tuổi. Người lão thị mặc dù nhìn xa vẫn bình thường nhưng khi đọc sách cần phải đeo kính, tuổi càng cao thì số kính càng tăng.
Những người đến tuổi lão thị muốn được phẫu thuật khúc xạ cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để lựa chọn khả năng điều chỉnh thích hợp. Phẫu thuật có thể điều chỉnh toàn bộ tật khúc xạ và bệnh nhân lại cần kính đọc sách sau mổ hoặc điều chỉnh không toàn bộ tật khúc xạ giúp cho bệnh không cần kính đọc sách sau mổ.

I. Các tật về mắt

1. Cận thị là tật mà chỉ có khả năng nhìn gần

a, nguyên nhân

- Bẩm sinh do cầu mắt dài

- ko giữ khoảng cách vệ sinh học đường nên cầu mắt quá phồng. Nên ảnh hưởng của vật xuất hiện trước màng lưới nên nhìn ko rõ

B. Cách khắc phục

- Đeo kính cận ( mắt lõm , phân kì) để đưa của vật về nằm ngay trên màng lưới

2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa ( trái với cận thị )

a. Nguyên nhân

- Bẩm sinh do thể thủy tinh quá ngắn nên ảnh vật ở gần xuất hiện sau màng lưới

b. Các khắc phục

- Đeo kính lão( kính hội tụ ) để đưa ảnh của vật về nằm ngay trên màng lưới.

Câu trả lời:

1. This quote from Lao Tzu suggests that true readiness for learning comes when one is open and receptive. When a student is truly ready to learn, they no longer need external guidance as they have internalized the lessons.
2. Master Shifu's quote highlights the idea that true strength comes from love and passion, not from hatred or anger towards others.
8. Tom Hiddleston's quote emphasizes the importance of seizing the present moment and making the most of life, especially after realizing the finite nature of our existence.
9. Sun Tzu's quote humorously points out the contradiction in some common beliefs, inviting reflection on societal norms and assumptions.

b. Personally, the quotes that impressed me the most are:
- "When the student is ready the teacher appears..." by Lao Tzu because it reflects the idea of readiness for learning and personal growth.
- "Not everyone can become a great artist, but a great artist can come from anywhere." by Anton Ego because it highlights the potential for greatness in unexpected places.
- "We all have two lives..." by Tom Hiddleston because it emphasizes the importance of seizing the present moment and making the most of our lives.

c. The underlying theme connecting these quotes is the journey of self-discovery, growth, and the importance of embracing life's lessons, challenges, and opportunities. Each quote offers insights into personal development, resilience, and the pursuit of meaning and fulfillment in life. Whether it's learning from pain, finding purpose, or seizing the present moment, they all speak to the transformative power of wisdom, courage, and self-awareness.

Câu trả lời:

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" vào năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên thời đánh Mĩ. Bài thơ viết theo điệu ru con của người dân tộc Tà-ôi, qua đó ca ngợi tình thương con bao la, tình yêu nước sâu nặng của người phụ nữ miền núi trên dãy Trường Sơn.
Hai câu thơ đầu cất lên như vỗ về em Cu Tai:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. Nhịp chày nghiêng, mồ hôi mẹ, vai, lưng và trái tim là những chi tiết nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình thương con của người mẹ nghèo:
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.
Câu thơ "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội" thể hiện một cách tuyệt đẹp tình thương con chan hòa với tình yêu nước dào dạt trong trái tim bà mẹ Tà-ôi. Mỗi hạt gạo mẹ giã trắng ngần để nuôi quân đều mang nặng tình non nước.
Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân.
Khúc ru thứ hai cho biết người mẹ vừa địu con vừa phát rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi trên dãy Trường Sơn, ngọn núi hùng vĩ thuộc miền tây Trị Thiên. Câu thơ "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" là một cách nói tương phản để khẳng định và ngợi ca đức tính cần cù, tinh thần kiên nhẫn, đảm đang của người phụ nữ miền núi trong lao động sản xuất.
Hình ảnh "Mặt Trời" trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa sâu sắc. "Mặt Trời của bắp" là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. "Mặt Trời của mẹ" là em Cu Tai đang nằm ngủ trên lưng mẹ, đang lớn lên trong tình yêu thương và hi vọng của mẹ. Câu thơ đăng đối, hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm:
Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Lời thơ và tiếng ru cứ ngân dài trong không gian và theo dòng chảy thời gian năm tháng. Sâu nặng biết bao tình mẫu tử:
"Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!".
Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi mang tầm vóc chiến sĩ, rất trung hậu được chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, đã để lại một dấu son trong thơ Nguyễn Khoa Điềm