Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 57
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (2)


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

     Rừng tô điểm cho đất nước, dạy cho người ta hiểu được cái đẹp và cho người ta cảm giác về sự vĩ đại. Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa… Tại sao lại phá rừng đi? Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bụi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi… Phải là hạng người man rợ mới điên cuồng đem tống vào lò sưởi đốt tất cả những của cải đẹp đẽ đó, mới đang tâm phá hoại tất cả những cái mà chúng ta không thể nào tạo ra được…”

                                                                  (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 59)

Câu 1: Xác định nội dung chính của và chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết đó là câu rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng.

Câu 3: Câu: “Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa.” là câu bị động hay chủ động. Hãy biến đổi thành câu ngược lại.

Câu 4: Câu văn: “Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bụi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi…”  sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Câu 101: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:

A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi.                B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.

C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay.         D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.

Câu 102: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

A.   Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

B.   Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

C.   Cả A và B đều đúng.       D. Cả A và B đều sai.

Câu 103: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:

A. 19-8-1991            B. 18-9-1991            C. 19-8-1993            D. 18-9-1992

Câu 104: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:

A. Gây cháy rừng                                         B. Khai thác rừng có chọn lọc.

C. Mua bán lâm sản trái phép.                    D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.

Câu 105: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

A. Định canh, định cư.         B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chăn nuôi gia súc.           D. Tất cả đều đúng.

Câu 106: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A.   Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B.   Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C.   Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.

D.   Cả A và B đều đúng.

Câu 107: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

A.   Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

B.   Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.

C.   Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

D.   Cả A, C đều đúng

Câu 108: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:

A.   Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.

B.   Tổ chức phòng chống cháy rừng.

C.   Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.

D.   Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.

Câu 109: Rừng nhiệt đới trên thế giời bị pha hủy bao nhiêu % một năm?

A. 2 %            B. 3 %            C. 5 %            D. 7 %

Câu 110: Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng:

A. 2 triệu ha.             B. 3 triệu ha.              C. 4 triệu ha.              D. 5 triệu ha