HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Trong phòng thí nghiệm mỗi học sinh dưới dây đều điều chế 3,36 lít (đktc) khí hiđro H2 từ dung dịch axit clohiđric HCl và kim loại: Học sinh A: Dùng kim loại kẽm Zn. Học sinh B: Dùng kim loại nhôm Al. Học sinh C: Dùng kim loại sắt Fe. Học sinh nào cần dùng ít nguyên liệu kim loại hơn?
A. Học sinh C
B. Học sinh B.
C. Học sinh A.
D. Học sinh A, hoặc B hoặc C đều được.
Đốt nóng bột đồng (II) oxit (CuO, dùng dư) rồi dẫn khí hi đro (H2) qua nó, ta thu được hơi nước(H2O) và chất rắn (A). Xác định chất rắn (A)?
A. (A) là chất tinh khiết CuO
B. (A) là chất tinh khiết Cu2O
C. (A) là chất tinh khiết Cu
D. (A) là hỗn hợp gồm CuO và Cu
Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt Fe vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được V lít (đktc) khí hiđro H2 và dung dịch muối sắt (II) clorua FeCl2. Khối lượng muối FeCl2 tăng 7,1 gam so với khối lượng bột sắt Fe. Giá trị của V ứng với
A. 4,48
B. 1,68
C. 1,12
D. 2,24
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1) 2Na + 2H2O→2NaOH + H2 (2) 2H2O → 2H2 + O2 (3) Fe + H2SO4(loãng) →FeSO4 + H2 (4) Phương trình hóa học nào trên đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
A. Chỉ (2),
B. Chỉ (1),
C. (1) và (4),
D. (1), (2) và (4).
Cho các chất có tên gọi sau: Đồng (II) oxit, khí oxi, sắt (II) sunfua, nước, sắt (III) oxit, canxi oxit, điphotpho pentaoxit, lưu huỳnh trioxit. Công thức hóa học tương ứng với từng chất oxit (nếu có) mà đề đã cho là