Câu 33. Nội dung nào thể hiện điểm khác trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh?
A. Đấu tranh theo xu hướng bạo động. B. gắn việc cứu nước với cứu dân.
C. Đấu tranh theo xu hướng cải cách. D. Xuất phát từ tinh thần yêu nước.
Câu 23. Trong Liên bang Đông Dương của thực dân Pháp ở đầu thế kỉ XX, Nam Kì theo chế độ
A. bảo hộ. B. nửa bảo hộ. C. thuộc địa. D. giám hộ.
Câu 24. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp không đầu tư vào
A. khai mỏ. B. nông nghiệp. C. công nghiệp nặng. D. dệt may.
Câu 25. Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là
A. địa chủ B. công nhân. C. nông dân. D. tư sản.
Câu 26. Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
A. Duy tân. B. "Chấn hưng nội hóa".
C. Đông du. D. chống độc quyền.
Câu 27. Trong quá trình hoạt động cứu nước những năm 1904-1908, Phan Bội Châu mong muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của quốc gia nào?
A. Nhật Bản. B. Pháp. C. Anh. D. Mĩ.
Câu 28. Trong quá trình hoạt động cứu nước Phan Châu Trinh mong muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của quốc gia nào?
A. Nhật Bản. B. Pháp. C. Anh. D. Mĩ.
Câu 29. Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc
A. được tổ chức chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm minh.
B. ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu 3 tầng áp bức.
C. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.
D. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
Câu 30. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng vì
A. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu.
B. muốn cột chặt kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 31. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng vì
A. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu.
B. muốn cột chặt kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 32. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
A. giai cấp nông dân. B. tầng lớp tư sản.
C. tầng lớp tiểu tư sản thành thị. D. giai cấp địa chủ.
Câu 33. Nội dung nào thể hiện điểm khác trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh?
A. Đấu tranh theo xu hướng bạo động. B. gắn việc cứu nước với cứu dân.
C. Đấu tranh theo xu hướng cải cách. D. Xuất phát từ tinh thần yêu nước.
Câu 34. Điểm chung của hai xu hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc.
B. xác định lực lượng nòng cốt.
C. cầu viện sự giúp đỡ của tư bản phương Tây.
D. đường lối và phương pháp đấu tranh.
Câu 35. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là
A. mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
B. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản và nông dân với phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân và tư sản với tiểu tư sản.
D. mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với công nhân và nông dân với phong kiến.
Câu 36. Trước những hạn chế trong con đường đấu tranh của các nhà cách mạng tiền bối, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định nào?
A. Sang Trung Quốc tìm hiểu, nhờ cậy sự giúp đỡ.
B. Sang Nga học tập và tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
C. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước trong nước.
D. Ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu 37. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 có ý nghĩa gì?
A. Là cơ sở để Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Là cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn.
C. Là cơ sở để Người lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. Là cơ sở để Người lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 38. Ý nào dưới đây đánh giá đúng mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
A. Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
B. Nhằm giúp đỡ nhân dân Đông Dương phát triển nền công nghiệp tiên tiến.
C. Nhằm giúp đỡ nhân dân Đông Dương phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
D. Nhằm giúp đỡ nhân dân Đông Dương xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
Câu 39. Ý nào dưới đây đánh giá đúng về nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp?
A. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng.
B. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển toàn diện.
C. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 40. Nhận xét nào sau đây đúng với giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp?
A. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, không có lối thoát.
B. Nông dân Việt Nam được làm chủ ruộng đất, tự do sản xuất.
C. Nông dân ngày càng có mối quan hệ gắn bó hơn với giai cấp địa chủ.
D. Nông dân ngày càng trưởng thành dần vươn lên làm lãnh đạo cách mạng.
Câu 19. Ý nào dưới đây đánh giá đúng về khởi nghĩa Yên Thế?
A. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của tư sản Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
B. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
C. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
D. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của tiểu tư sản Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Câu 20. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của dân tộc.
B. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của kẻ thù.
C. Để lại nhiều bài học quý báu cho các phong trào yêu nước sau này.
D. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình xâm lược của kẻ thù.
Câu 13. Điểm khác về mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần vương so với khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A. Giúp vua đánh Pháp, phong kiến đầu hàng, khôi phục chế độ phong kiến độc lập, tự chủ.
B. Chống Pháp, tay sai bảo vệ làng xóm, quê hương, quyền lợi của những người nông dân.
C. Giúp vua đánh Pháp và giai cấp địa chủ, khôi phục chế độ phong kiến độc lập, tự chủ.
D. Chống Pháp, tay sai bảo vệ làng xóm, quê hương, bảo vệ giai cấp tư sản dân tộc.
1. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (trích “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn). Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
A.So sánh, liệt kê
B.So sánh, nói quá, nhân hóa,ẩn dụ.
C.So sánh, liệt kê, nói quá
D.Liệt kê, nhân hóa, nói quá
1. Đoạn văn sau có mấy câu phủ định ?
“ Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc tới giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường…”
A. Hai câu
B. Ba câu
C. Bốn câu
D. Năm câu
1. Tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ “cú diều”, “dê chó” trong câu văn “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn” (trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) là gì?
A. Khắc họa cụ thể, rõ nét hình ảnh quân xâm lược nghênh ngang như loài cầm thú, qua đó bộc lộ lòng căm thù, khinh bỉ sứ giặc của tác giả và khơi gợi lòng tự trọng, khắc sâu lòng căm thù quân xâm lược ở các tướng sĩ.
B. Lột tả sự tham tàn, ngạo ngược, tội ác tày trời của quân giặc, qua đó thể hiện sâu sắc tâm trạng nhức nhối, uất hận và lòng căm thù giặc cao độ của tác giả khi chưa tiêu diệt được kẻ thù
C. Khắc họa rõ nét ý chí quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược và tinh thần xả thân vì đất nước của vị chủ tướng đồng thời góp phần tạo nên giọng điệu thống thiết, bi tráng của văn bản.
D. Giúp cho người đọc có thể hình dung được sự kiêu căng, ngạo mạn của kẻ thù, qua đó có tác dụng cổ vũ trực tiếp và mạnh mẽ tới tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của các tướng sĩ.