Chủ đề:
Ôn tập lịch sử lớp 7Câu hỏi:
Câu 1: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?
A. Năm 1400. B. Năm 1406. C. Năm 1407. D. Năm 1408.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh?
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội
nhỏ
B. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
C. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà
Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?
A. Phù Trần diệt Hồ.
B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.
D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
A. 1418 – 1423 B. 1418 - 1427 C. 1423 – 1427 D. 1428 – 1527
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chia thành mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 5 giai đoạn
Câu 6. Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423)
diễn ra như thế nào?
A.Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại
sự vây quét của quân giặc.
B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến
Thuận Hóa.
C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.
D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng.
Câu 7: Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?
A. lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng
B. tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn
C. tìm cách mua chuộc Lê Lợi
D. quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Champa
Câu 8: Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn?
A. Giảng hòa với quân Minh B. Chuyển quân vào Nghệ An
C. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động D. Giải phóng Tân Bình, Thuận
Hóa
Câu 9: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu
vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân
C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình
Câu 10: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát
triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 12: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần có điểm gì khác biệt với cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
Câu 13: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thánh Tông
Câu 14: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành
dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Nhân Tông
Câu 15: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 16: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ
Hán nói lên điều gì?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.
C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.
Câu 17: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?
A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
Câu 18: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
A. Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác
Câu 19: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta
lẽ nào lại vứt bỏ”.
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Hiển Tông
Câu 20 : Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?
A. Nguyễn Trãi B. Lê Thánh Tông C. Ngô Sĩ Liên D. Lương Thế Vinh