Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 26
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Câu hỏi:

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng ? A. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. B. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng. C. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa. D. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. Câu 7: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 2500Pa; B. 400Pa; C. 250Pa; D. 25000Pa. Câu 8: Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3. Hãy chọn đáp án đúng. A. 8000 N / m2. B. 2000 N / m2. C. 6000 N / m2. D. 60000 N / m2. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau. D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. Câu 10: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.