Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Tập làm văn lớp 8

Câu hỏi:

Tìm hiểu cách bảo vệ luận điểm của người viết trong trích đoạn
sau :

Người ta thường trách thanh niên tân học thờ ơ với văn chương nước nhà, khinh
miệt nó một cách vô lí. Lời trách ấy rất đích đáng nếu người ta muốn nói thanh niên
trí thức của thời đại mới chưa hề đem cái học của mình, đem những phương pháp của
Thái Tây áp dụng vào sự tìm xét, phê bình hoặc sự sáng tạo các tác phẩm. Nhưng lời
trách đó quá nghiêm khắc nếu người ta muốn than phiền rằng thanh niên mới chỉ ham
đọc sách nước ngoài, mà sao nhãng bỏ sách quốc văn. Mà nói thực – sao ta lại không
có can đảm để nói lên một sự thực? - văn chương ta nghèo nàn quá và những tác
phẩm của nó không có đủ tư cách làm hài lòng các nhu cầu mà một nền văn minh của
phương xa đã mang lại cho thế trẻ chúng ta. Bao nhiêu sự thiếu thốn trong văn
chương Việt Nam! Trong cái xã hội đóng kín khi xưa, nghệ thuật chỉ biết có một vài
đường quen đi sẵn. Thi ca chỉ ca ngợi một vài tình cảm cổ điển, được xã hội thâu
nhận, Triết học, ở một vài tác phẩm của một vài thiên tài, chỉ là những mớ tư tưởng
nhắc lại, những tranh luận vô bổ về lời hơn là về ý. Sáng tạo ở văn chương không
được coi là một mục đích thiêng liêng mà muốn đạt tới ta cần tất cả năng lực của tâm
hồn ! Mỗi tác giả viết trong những giờ nhàn rỗi, chỉ để lại cho hậu thế dăm ba bài thơ,
một vài cuốn luận thuyết, làm cho ta không khỏi bỡ ngỡ trước sự phong phú của văn
chương một nước bên Tây phương. Ở đất nước ta, những cánh bay của nghệ thuật bị
trĩu nặng xuống dưới tinh thần phục cổ và những áp lực mà luân lí và các tập quán xã
hội đè nén tình cảm của người ta. Văn chương không thể tốt đẹp phong phú được nếu
sự sống cá nhân không được hoàn toàn phát triển. Cho nên có những cõi đất trong
nghệ thuật mà tổ tiên ta chưa hề bao giờ đặt chân tới.
(Phan Khôi)

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 8

Câu hỏi:

VIỆC HỌC Ở NƯỚC TA

Quang cảnh học giới nước ta buồn tẻ tiêu điều làm sao! Dễ thường mà trên thế
giới không có nước nào mà những người tự nhận là học giả lại lạnh lùng với việc học
như ở nước mình. Người mình vẫn được tiếng là hiếu học nhưng đúng ra chỉ là hiếu
lợi và hiếu danh. Khi sự học không đưa đến cho mình lợi và danh thì ít ai còn thèm
màng đến nó nữa. Ít ai biết ham học vì sự học. Cái nguy là ở đó. Một người viết văn
không vì cái hứng thú văn chương, một người đá bóng không vì cái hứng thú đá bóng
thì không bao giờ có văn chương hay, đá bóng giỏi. [...] Về học thuật cũng vậy. Nếu
ta đặt cho học thuật cái mục đích ngoài học thuật thì chẳng nên mong gì chuyện thành
đạt. [...]
Cho đến ngày nay, trong một trăm người bước chân ra khỏi nhà trường, không có
lấy năm ba người để tâm vào việc học. Giữa một vũ trụ đầy những huyền bí, người
mình như khách qua đường bưng mắt mà đi vì sợ mệt mắt. Trong lúc ấy khắp thế giới
người ta tranh đấu với tạo hoá. Tinh thần của mình bạc nhược như vậy không trách gì
mình thua kém.

(Hoài Thanh, 1936)

Câu hỏi:
1. Tác giả đã phản bác một nhận định quen thuộc về sự học ở nước ta, đó là gì ?
2. Tại sao quang cảnh học giới nước ta tiêu điều ?
3. Chống lại một nhận định đã thành cửa miệng, tác giả làm thế nào để thuyết
phục được người đọc đồng tình với mình ?