Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
...Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách
đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi
thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thế mất
con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con...
(Theo SGK Ngữ văn 7, tập một)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Xác định kiểu loại văn bản đó.
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
3. Tìm hai từ láy, hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích trên.
4. Qua đoạn văn trên, em cảm nhận được tình cảm của người mẹ dành cho con như
thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
5. Chi tiết người bố nhớ lại tâm trạng của người mẹ khi con ốm: “quằn quại vì nỗi
lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” và khẳng định: “Sự hỗn láo của
con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” là chi tiết giàu ý nghĩa. Em hãy viết một
đoạn văn khoảng 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về chi tiết đó. Trong đoạn văn có
sử dụng một từ Hán Việt, một từ láy (gạch chân, chú thích rõ).
làm ơn các bạn giúp mình với! huhuh
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh
đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và
thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm
quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà
trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... và không bao
giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc
thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một
thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”
a. Chỉ ra từ láy, biện pháp tu từ có trong đoạn văn?
b. Giải nghĩa từ “sêu tết”.
c. Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế
nào?
hãy giúp mình với các bạn
Cho câu ca dao sau:
“Nếu em lòng dạ đổi thay,
Hồng này bị mốc, cốm này long tai.”
a. Câu ca dao trên gợi cho em liên tưởng tới văn bản nào? Của ai? Văn bản đó
được viết theo thể loại nào? Em biết gì về thể loại đó?
b. “Hồng” và “cốm” được nhắc tới trong văn bản vừa xác định có sự hòa hợp
tạo nên sự gắn kết. Em hãy chỉ ra sự hòa hợp đó và cho biết ý nghĩa sâu xa của
sự hòa hợp đó.
“...Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày
"hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng
con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực
những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường
đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một
đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường
đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới
gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại
đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...”
Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật
người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.