Câu 11 : Biết rằng canxi oxit CaO hóa hợp với nước tạo ra canxi hidroxit Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56g CaO hóa hợp vừa đủ với 18g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào cốc chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2.
a) Tính khối lượng của canxi hidroxit.
b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.
Câu 12 : Đun nóng 15,8 g kali pemanganat KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g.
Tính hiệu suất của phản ứng.
Câu 13: Có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3. Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 13,45g.
Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất phản ứng phân hủy là 80%.
Câu 14: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng sau:
a) Cr + O2 → Cr2O3.
b) Fe + Br2 → FeBr3.
c) KClO3 → KCl + O2.
d) NaNO3 → NaNO2 + O2.
e) H2 + Cl2 HCl
f) Na2O + CO2 Na2CO3
g) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
h) Zn + HCl ZnCl2 + H2.
Câu 15: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong mỗi phản ứng, tùy chọn.
a) Al + CuO Al2O3 + Cu
b) BaCl2 + AgNO3 AgCl + Ba(NO3)2.
c) NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
Câu 16: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các sơ đồ để hoàn thành phương trình phản ứng.
a) ? Al(OH)3 ? + 3H2O.
b) Fe + AgNO3 → ? + 2Ag
c) ?NaOH + ? → Fe(OH)3 + ? NaCl
Câu 17: Khi nung CaCO3 chất này phân hủy tạo ra CaO và cacbon dioxit. Biết răng khi nung 192 kg CaCO3 thì có 88 kg cacbon dioxit thoát ra. Tính khối lượng của CaO.
Câu 18: Biết rằng khí hidro dễ dàng tác dụng với PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
b) Cho biết 3g khí H2 tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.