"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao...Tôn-xtôi vắn tắt:Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ..."
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
b. Xét về mục đích nói, câu văn:"Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao." thuộc loại câu nào ?
c. Phần sau dấu phẩy trong câu văn:" Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày." thuộc thành phần nào của câu?
Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện vào thời điểm nào?
A. trước chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Câu 2. Đâu là giai cấp, tầng lớp bóc lột (thống trị) trong xã hội.
A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp địa chủ và tư sản. D. giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
Câu 3. Sự kiện/phong trào nào đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).
B. 1922, công nhân sở công thương tư nhân Bắc kì đấu tranh.
C. 1924, công nhân nhà máy dệt Nam Định, rượu Hà Nội bãi công.
D. 8/1925, cuộc bãi công của công nhân sưởng máy Ba Son.
Câu 4. Ai là người đã sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)?
A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Nguyễn Thái Học. D. Lê Hồng Sơn.
Câu 5. Đến năm 1929, sự kiện nào được đánh giá là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?
A. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929.
B. sự phân hóa của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. sự phân hóa của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng.
D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
Câu 6. Luận cương của Đảng do ai soạn thảo?
A. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Nguyễn Văn Linh. D. Hà Huy Tập.
Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R, tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn (O),( Ax, By nằm cùng nửa mặt phẳng bờ AB ). Tiếp tuyến tại M của đường tròn tâm O ( M khác A, B ) cắt Ax, By lần lượt tại C, D.
a; Chứng minh A, C, M, O cùng thuộc một đường tròn. O, D, B, M cùng thuộc một đường tròn và AC + BD = CD.
b; Chứng minh COD =900 và AC . BD = R2.
c; Gọi N là giao điểm AD với BC. Tia MN cắt AB tại H. Chứng minh N là trung điểm MH.
d; Cho SABCD = 20 cm2, AB = 5 cm. Tính SAMB.
Câu 1.Nước ta trồng được nhiều cà phê, cao su,chủ yếu do:
A.Nước ta có nhiều lao động.
B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm.
C. Nước ta có truyền thống sử dụng sản phẩm này.
D. Các loại cây này có nguồn gốc tại nước ta.
Câu 2. Hồ Trị An được xây dựng trên sông nào?
A. Đồng Nai. B. Sông Bé.
C. Sông Sài Gòn. D. Sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 3. Số dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2002 là bao nhiêu triệu người?
A.16,7. B. 15,7
C.15,4. D. 17,5.
Câu 4. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì:
A. Vị trí thuận lợi.
B. Cảnh quan thiên nhiên đẹp.
C. Tài nguyên lâm sản phong phú nhất nước ta.
D. Kinh tế đứng đầu cả nước, có nhu cầu lớn về lao động.
Câu 5. Mùa lũ, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị ngập chủ yếu do:
A. Lượng mưa lớn.
B. Nước sông Mê Kông dồn về.
C. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.
D. Trong vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc
Câu 6. Trong các vùng kinh tế ở nước ta thì Đông Nam Bộ không có thế mạnh về trồng cây nào?
A. Lương thực. B. Cây ăn quả.
C. Cây công nghiệp ngắn ngày. D. Cây công nghiệp dài ngày.
Câu 1. Một chất khí làm mất màu quỳ tím ẩm, tác dụng được với dung dịch bazơ, không làm tàn đóm đỏ bùng cháy. Khí đó là
A. Cl2. B. CO. C. CO2. D. H2.
Câu 2. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là
A. K, Al, Mg, Na. C. Mg, Na, K, Al.
B. Al, Mg, Na, K. D. Na, Al, K, Mg.
Câu 3. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là
A. Si, Cl, S, P. C. Si, S, P, Cl.
B. Si, Cl, P, S. D. Cl, S, P, Si.
Câu 4. Cho các chất: Fe, O2, H2, CuO, H2O, KOH, S. Cl2 có khả năng phản ứng với:
A. Fe ; O2 ; H2. B. O2 ; H2 ; CuO ; H2O.
C. H2 ; Fe ; H2O ; KOH. D. H2O ; KOH ; S ; O2.
Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 8,4g muối Natri hiđrocacbonat thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 11,2 lít C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
Câu 6. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaCl
C. Nước D. Dung dịch NaOH.
Câu 7. Khí CO2 dùng làm chất chữa cháy vì:
A. Khí CO2 không duy trì sự cháy. B. Khí CO2 là oxit axit.
C. Khí CO2 nặng hơn không khí. D. Cả A và C.
Câu 8. Thành phần nước Gia–ven gồm:
A. NaCl, H2O, NaOH. B. NaClO, H2O, Cl2.
C. NaCl, NaClO, H2O. D. NaOH, NaClO, NaCl.
Câu 9: Hoàn thành phương trình
? + NaOH NaCl + ? + H2O
Câu 10: Có 3 chất bột màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn là KCl, K2CO3 và BaCO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên
Câu 11: Cho 0,448 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO, CO2 đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 1g kết tủa trắng. Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp