Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu 1: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Hiệp ước?

A. Đức.

B. Áo.

C. Hung.

D. Nga.

Câu 2. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 4/1917 diễn ra sự kiện

A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.  

B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.

C. Mĩ tham chiến.   

D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước.

Câu 3: Sự kiện chính trị nổi bật nhất trong lịch sử thế giới cận đại là

A. cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.

B. chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

C. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D. cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.

Câu 4. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến

B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới

C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia tư bản chủ nghĩa mới được hình thành.

Câu 5. Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Giai cấp nông dân

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu

C. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga

D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

Câu 7. Ý nghĩa lớn nhất của việc thực hiện Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết là

A. nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

B. nước Nga đã chiến thắng các thế lực hù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng

C. nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

D. nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân

Câu 8: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. sự ra thất bại của phe Liên minh.

C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

Câu 9: Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là gì?

A. Sản xuất giảm sút.                                    

B. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận.

C. Thị trường tiêu thụ giảm.                          

D. Năng suất giảm, thất nghiệp tăng.

Câu 10: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Hiệp ước?

A. Đức.

B. Áo.

C. Hung.

D. Nga.

Câu 11. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 4/1917 diễn ra sự kiện nào ?

A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.  

B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.

C. Mĩ tham chiến.   

D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước.

Câu 12. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung đã hành động gì trên chiến trường ?

A. Chyển từ thế chủ động sang phòng ngự.      

B. Chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động.

C. Chyển từ thế bị động chuyển sang phản công.

D. Hoàn toàn giành thắng lợi ở châu Âu.

Câu 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe nào?

A. Đức, Áo – Hung.

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Nga.

D. Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 14: Bét-tô-ven đã có đóng góp cho văn hóa thời cận đại trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực âm nhạc.

B. Lĩnh vực kiến trúc.

C. Lĩnh vực điêu khắc.

D. Lĩnh vực hội họa.

Câu 15: Trong lĩnh vực văn học ai là người có đóng góp trong văn hoá thời cận đại ?

A. Lép Tôn-xtôi.

B. Bét-tô-ven .

C. Rút-xô.

D. Rem-bran.

Câu 16. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. khẳng định những giá trị truyền thống của nền văn hoá phong kiến.

B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hoá giữa các nền văn hoá lớn trên thế giới.

C. tấn công vào các thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Câu 17. Sau cuộc cách mạng 1905 – 1907 người đứng đầu nước Nga là

A.Nga Hoàng Nikolai I

B. Nga Hoàng Nikolai II

C. Nga Hoàng Alexander III

D. Nga Hoàng Peter III

.Câu 18: Năm 1917 trên thế giới diễn ra sự kiện nào ?

A. Cách mạng tháng Mười bùng nổ ở Nga.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 19. Sau khi Nga Hoàng bị lật đổ cục diện chính trị ở nước Nga như thế nào ?

A. Hình thành 2 chính quyên song song của tư sản và công nông.

B. Chính quyền liên hợp được thành lập.

C. Chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.

D. Giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.

Câu 20: Nội dung nào ko phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô Viết khi bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước ?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

C. Chính quyền Xô Viết nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ từ nước ngoài.

D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn

Câu 21. “NEP” là cụm từ viết tắt của

A. Chính sách kinh tế mới.

B. Chính sách cộng sản thời chiến.

C. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

D. Nga Xô Viết.

Câu 22: Thành tựu nôỉ bật của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô diễn ra trên lĩnh vực nào ?

A.Văn hoá - giáo dục, y tế.

B. Công nghiệp, ngoại giao.

C. Văn hoá – giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp.

D. Nông nghiệp, khai thác khoáng sản.

Câu 23: Tổ chức nào được thành lập nhằm duy trì trật tự sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?

A. Liên minh châu Âu.                          

B. Liên hợp quốc.

C. Quốc tế Cộng sản.                            

D. Hội Quốc liên.

Câu 24. Nội dung chủ yếu của hoà ước Vecxai-Oasinhton sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là gì ?

A. Kí hoà ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

B. Kí hoà ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.

C. Kí hoà ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

D. Kí hoà ước và hiệp ước bảo vệ cho các nước chịu ảnh hưởng chiến tranh.

Câu 25: Các quốc gia Anh, Pháp,Mĩ đã dùng biện pháp gì để đưa. đất nước thoát khỏi khủng hoảng 1929 - 1933?

A. Cắt giảm chi phí quân sự.                               

B. Đẩy mạnh xâm lược các nước.

C. Thực hiện Chính sách mới.                 

D. Kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài.

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xoay quanh vấn đề gì ?

A. Vấn đề tranh chấp biên giới.

B. Vấn đề ngoại giao.

C. Vấn đề thuộc địa.

D. Vấn đề vũ khí.

Câu 27. Mĩ có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A.Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.

B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.

C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.

D. Giữ thái độ “trung lập”.

Câu 28. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?

A. Nước Anh.                             

B. Nước Pháp.                            

C. Nước Mĩ.                     

D. Nước Nga.

Câu 29. Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Giai cấp nông dân

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân

Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu

C. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga

D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

Câu 31. Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết có ý nghĩa lớn nhất là gì ?

A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

B. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng

C. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân

.Câu 32. Trong giai đoạn 1928 – 1941 nhiều kế hoạch 5 năm được thực hiện ở Liên Xô nhằm mục đích gì ?

A. Đáp ứng đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá.

B. Đáp ứng ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.

C. Đáp ứng yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.

D. Giúp kinh tế Liên Xô trở thành nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Câu 33. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – 1941 ở Liên Xô đã đạt được thành tựu nào là lớn nhất ?

A. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.

B. Đã xoá nạn mù chữ cho hơn 60 triệu người dân.

C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

D. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp.

Câu 34: Thực chất của chính sách kinh mới là gì ?

A.Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế.

B. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

C. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế độc quyền của nhà nước.

D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Câu 35: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. sự ra thất bại của phe Liên minh.

C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

Câu 36. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì ?

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hoá.

B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá ‘cầu” thời kì 1924 – 1929. 

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 37. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ?

A.Tàn phá nặng nề kinh tế của các nước tư bản.

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất đời sống khó khăn.

D. Đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

Câu 38. Khó khăn lớn nhất của nước nga xô viết từ 1918 – 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. Chính quyền xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.

C. 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga.

D. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng.

Câu 39. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách kinh tế mới.

B. Chính sách quốc phòng toàn dân.

C. Chính sách cộng sản thời chiến.

D. Chính sách tổng động viên.

Câu 40. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở liên xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Biến liên xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

D. Tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 41. Chính sách Kinh tế mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần

A. trong đó Nhà nước bao cấp một số ngành then chốt.

B. theo hình thức tư doanh tư bản chủ nghĩa.

C. đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

D. và Nhà nước chỉ kiểm soát công nghiệp và nông nghiệ

Câu 42. Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Xã hội chủ nghĩa.

D. Vô sản kiểu mới.

Câu 43. Tình hình nước Nga như thế nào khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A. Suy yếu và khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội.

B. Phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Có tiềm lực mạnh về quân sự và kinh tế.

D. Duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Câu 44. Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?

A. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.

B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.

C. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.

D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 45. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 46. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây

A. cách mạng Đức bùng nổ.

B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.

C. Áo-Hung đầu hàng.

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Câu 47. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

A. Nước Anh.

B. Nước Đức.

C. Nước Pháp.

D. Nước Nga.

Câu 48. Tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

A. Do vấn đề vốn, thị trường và nguyên liệu.

B. Thế giới xuất hiện chủ nghĩa phát xít.

C. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp.

D. Do Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ.

Câu 49. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai?

A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.

B. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

C. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.

Câu 50. Từ việc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?

A. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.

B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).

C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.

D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.

GIÚP MÌNH VỚI Ạ! MÌNH CÁM ƠN!

 

Chủ đề:

Chương 5. Nhóm Halogen

Câu hỏi:

Câu 1: Các nguyên tố nhóm halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. ns1np6                           B. ns2np5                                                             C. ns3np4                                D. ns2np4

Câu 2: Nhóm nguyên tố nào có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là ns2np5 ?

A. Nhóm Oxi –lưu huỳnh.                                            B. Nhóm Nitơ.

C. Nhóm Các bon.                                                         D. Nhóm halogen.

Câu 3. Đặc điểm nào đưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm Halogen (F, Cl, Br, I)

A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 e

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro

C. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất

D. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử có 7e

Câu 4. Tìm phát biểu sai về khái quát chung về nhóm halogen ?

 A. Nguyên tử có 7 e ở lớp ngoài cùng

 B. Tính chất hóa học đặc trưng là tính oxi hóa mạnh

 C. Các halogen có số oxi hóa là -1,0,+1,+3,+5,+7

D. Có khả năng nhận thêm 1 e để đạt cấu hình bền của khí hiếm

Câu 5. Trong tự nhiên, các halogen tồn tại ở dạng

A. Ở dạng đơn chất.                                                      B. Ở dạng các muối halogen nua.

C. Ở dạng hợp chất.                                                      D. Ở cả dạng đơn chất và hợp chất .

Câu 6. Nguyên tố nào , điều kiện thường tồn tại ở trạng thái lỏng ?

A. Cl2                                B. Br2.                                                                       C. I2.                                                               D. F2.

Câu 7. Nhận xét không đúng

A. Flo là chất khí màu nâu đỏ.                                      B. Trong hợp chất Flo có số oxi hóa là -1.

C. Flo có tính oxi hóa mạnh.                                         D. Flo là khí độc.

Câu 8. Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. Tính khử mạnh,dễ nhận thêm 1 electron để đạt cơ cấu bền của khí hiếm.

B. Tính khử mạnh, dễ nhường 1 electron.

C. Tính oxi hoá mạnh, dễ nhường 1 electron.

D. Tính oxi hoá mạnh, dễ nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm.

Câu 9. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là

A. Tính khử và tính oxi hóa mạnh.                               B. Tính khử.

C. Tính oxi hóa mạnh.                                                   D. Tính đễ nhường electron.

Câu 10: Trong hợp chất, số oxi hóa của clo là

A. 0, -1, +1, +3, +5,+7                                                      B. -1, +1,+3,+5,+7

C. +1,+3,+5,+7                                                                 D. -1, 0, +2, +4, +6, +7

Câu 11: Dãy nào sau đây thể hiện tính oxi hóa của halogen giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải?

A. I2 > Br2> Cl2> F2                                                       B. F2 > Cl2> I2 > Br2

C. Cl2> F2 >Br2> I2                                                        D. F2 > Cl2> Br2 > I2

Câu 12: Đơn chất nào ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái khí, màu vàng lục ?

A. Cl2.                               B. Br2.                                                                       C. I2.                                                               D. F2.

Câu 13: Chất nào sau đây không tác dụng với Cl2?

A.  H2.                                B.  Cu.                                C.  Cacbon.                             D.  Fe.

Câu 14: Sục khí clo vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất:

A. Cl2, H2O.                                                                   B. HCl, HClO.

C. HCl, HClO, H2O.                                                      D. Cl2, HCl, HClO, H2O.   

Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, clo thường điều chế bằng cách

A. điện phân dung dịch NaCl            .                      

B. điện phân nóng chảy NaCl.          

C. phân hủy HCl.                                                      

D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2, KMnO4.

Câu 16: Phản ứng của khí clo và khí hidro xảy ra trong điều kiện nào?

A. Ở nhiệt độ thường, trong bóng tối.                      

B. Trong bóng tối.                                         

C. Có ánh sáng.

D. Nhiệt độ thấp, dưới 00C.

Câu 17: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là

A. chất khử.                                       

B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. chất oxi hoá.                                              

D. không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

Câu 18: Khí Clo không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Fe.                                      B. Cu.                          C. H2.                          D. Au.

Câu 19: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Mg.                                     B. Cu.                          C. Al2O3.                     D. NaOH.

Câu 20: Khi X trong dịch vị dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 M thì mắc bệnh khó tiêu. Khi nồng độ lớn hơn 0.001 M thì mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối NaHCO3. X là 

A.CH3COOH.                        B. HCl.                          C.HCOOH.                                                            D.NaOH.

Câu 21: Cho mẫu đá vôi vào dung dịch HCl có hiện tượng

A. khí mùi khai thoát ra.                                            B. kết tủa trắng.

C. khí không màu thoát ra.                                         D. khí màu vàng thoát ra.

Câu 22: Trong các dãy sau đây, dãy nào tác dụng được với dung dịch HCl?

A. AgNO3, MgCO3, BaSO4, MnO2.                              B. Fe2O3, MnO2, Cu, Al.

C. Fe, CuO, Ba(OH)2, MnO2  .                                     D. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2, MnO2.

Câu 23: Hòa tan khí hidro clorua vào nuớc. Dung dịch thu đuợc sẽ có màu gì khi nhỏ vài giọt  dung dịch đó lên giấy quỳ?

A. Màu xanh.                    B. Màu đỏ.                           C. Không màu.                                                      D. Màu tím.

Câu 24: Khi cho axit H2SO4 đặc tác dụng với NaCl rắn khí sinh ra là

A. H2S.                           B. HCl.                                    C. Cl2.                                                        D. SO2.

Câu 25: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. NaOH.                         B. Cu.                                   C. CaCO3.                                                           D. Mg.

Câu 26: Trong số các phản ứng sau, có bao nhiêu phản ứng HCl thể hiện tính khử?

(1) 4HCl + MnO2® MnCl2 + Cl2 + 2H2O                      

(2) 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2

(3) 14HCl + K2Cr2O7® 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O  

(4) 6HCl + 2Al ® 2AlCl3 + 3H2

 A. 1.                                 B. 2.                                      C. 3.                                                                                    D. 4.

Câu 27: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?

A. dd NaBr + Cl2  →                                                   B. dd NaI + Cl2  →   

C. dd NaCl + Br2 →                                                    D. dd NaI +Br2

Câu 28: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh?

A. HCl.                                    B. H2SO4.                     C. HF.                         D. HNO3.

Câu 29: Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt natri florua và natri clorua?

A. H2SO4 đặc.                                                              B. dung dịch AgNO3.           

C. F2.                                                                            D. Cl2.

Câu 30: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công công nghiệp là

A. rong biển.                           B. nước biển.              C. muối ăn.                 D. nguồn khác.

Câu 31: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột?

A. không có hiện tượng gì .                                       B. có hơi màu tím bay lên.

C. dung dịch chuyển sang màu vàng.                       D. dung dịch có màu xanh đặc trưng.

Câu 32: Số oxi hóa của brom trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:

A. -1, +1, +1, +3.          B. -1, +1, +2, +3.                       C. -1, +1, +5, +3.            D. +1, +1, +5, +3.

Câu 33: Cho PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Brom đóng vai trò

A. vừa oxi hoá, vừa khử.                                                B. chất khử.  

C. không oxi hoá, không khử.                                                   D. chất oxi hoá.

Câu 34: Chất chỉ có tính oxi hóa là

A.  F2.                                          B.  I2.                                  C.  Br2.    D.  Cl2.

Câu 35: Chọn halogen có phản ứng mạnh nhất với khí H2.

A. Cl2.                         B. Br2.                          C. I2.                            D. F2.

Câu 36: Thuốc thử để nhận ra iot là

A. hồ tinh bột. B. nước brom.             C. phenolphthalein.              D. quì tím.

Câu 37: Cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. Dung dịch KBr và khí Cl2.                                       B. Dung dịch NaI và dung dịch Br2.

C. Dung dịch KBr và dung dịch I2.                               D. H2O và khí F2.

Câu 38: Nước Giaven là sản phẩm của phản ứng giữa clo với chất nào sau đây?

A. Dung dịch NaCl loãng                                              B. Dung dịch NaOH loãng

C. Dung dịch Ca(OH)2loãng                                         D. H2O

Câu 39: Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất

A. HI                           B. HCl                      C.HF                               D. HBr

Câu 40: Thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch NaF, NaCl, NaI, NaBr là

A. NaOH                     B. AgNO3                                        C. H2SO4                     D. BaCl2

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối sắt (III) clorua. Giá trị của m

A. 0,56.                                    B. 2,24.                        C. 2,80.                                                D. 1,12.

Câu 42 : Cho 1,12 lít (đktc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là

A. flo.                         B. brom.                      C. clo.                                                                          D. iot.

Câu 43: Thể tích khí clo cần dùng (ở đktc) để phản ứng hết với 12,8 gam sắt là

A. 7,68 lit.                B. 5,12lit.                     C. 4,48lit.                   D. 6,72lit.

Câu 44: Khi cho 15,8g kali pemanganat (KMnO4) tác dụng với axit clohidric đậm đặc (HCl), thu được V lít khí clo (ở đktc). Tính V.

A. 5,6 lit.                      B. 2,24 lit.                       C. 3,36lit.              D. 4,48lit.

Câu 45: Thực hiện phản ứng giữa 0,03 gam H2 với 0,71 gam Cl2. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 40% thì thể tích sản phẩm khí sinh ra ở đktc là

A. 0,2688 lít.              B. 0,448 lít.                           C. 0,1792 lít.                     D. 0,672 lít.

Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 25,12 g hỗn hợp Mg, Fe, Al trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m bằng

A. 67,72.                            B. 67,2.                                  C.  29,38.                                D. 29,3.

Câu 47: Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng thêm 7,8 gam. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

A. 2,605 gam.                         B. 13,025 gam.              C. 1,3025 gam.                                                                             D. 26,05 gam.

Câu 48. Hòa tan 10,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al, Fe, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B, dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị

A. 32,99.                            B. 33,25.                                C. 34,99.                                D. 33,45.

Câu 49. Cho 19 gam muối MgX2 (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. Công thức của muối là

A. MgI2.                            B. MgCl2.                              C. MgBr2.                              D. MgF2.

Câu 50: Cho 200 ml dung dịch HCl 1M tác dụng hết với Zn dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là   

A. 2,24.                                   B. 4,48.                          C. 1,12.                                                                              D. 3,36.

Câu 51: Đổ dung dịch chứa 0,1 mol KOH vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Nhúng giấy quì vào dung dịch thu được thì quì tím chuyển sang màu nào?

A. Đỏ.                                     B. Xanh.                        C. Tím.                                                                              D. Mất màu.

Câu 52: Cho 1,03 gam muối natri halogenua (NaX) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau phản ứng phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam Ag. Nguyên tố X là

A. brom.                                  B. flo.                           C. clo.                                      D. iot.