Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 85
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (2)

Trần Thư
phương đặng

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 6

Câu hỏi:

Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào?

A. Mùa xuân năm 40 TCN

B. Mùa xuân năm 40

C. 981

D. 938

Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích

A. Trả thù cho Thi Sách

B. Trả thù nhà, đền nợ nước

C. Rửa hận

D. Trả thù riêng

Câu 3: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:

A. Làm chủ tình hình

B. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa, Tuy Lâu

C. Tô Định bỏ trốn

D. Giết Tô Định

Câu 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại thời gian nào?

A. 10 năm (43 - 53)

B. 3 năm (40 - 43)

C. 5 năm (40 - 45)

D. 2 năm (40 - 42)

Câu 5: Việc Trưng Trắc được tôn làm vua và chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trong lịch sử

B. Lòng tự tôn dân tộc

C. Phụ nữ nắm quyền

D. Một triều đại mới được hình thành

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Câu 1: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng

A. Nhiều thứ thuế khác nhau lao dịch và cống nạp

B. Cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi

C. Cống nạp sản phẩm quí

D. Thuế khóa

Câu 2: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

A. Thôn xóm tiêu điều

B. Đất nước xơ xác

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 3: Cấm Khê (Ba Vì-Hà Tây) là

A. Nơi cầm cự quyết liệt và hi sinh của Hai bà Trưng

B. Vùng đất lịch sử

C. Nơi Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên

D. Vùng đất linh thiên

Câu 4: Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê thời gian nào?

A. Tháng 3 năm 43 (6/2 âm lịch)

B. Tháng 3 năm 42

C. Tháng 5 năm 42

D. Tháng 9 năm 42

Câu 5: Sự ra đời của chợ làng các trung tâm lớn như Tuy Lâu, Long Biên nói lên điều gì?

A. Trao đổi mở rộng

B. Nông nghiệp phồn vinh

C. Kinh tế đi lên

D. Buôn bán đương thời khá phát triển

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Câu hỏi:

Bài tập1. Xác định từ loại đã học cho các từ in đậm dưới đây .

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”.

Bài tập2. Xác định các phó từ trong những câu sau đây :

a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.

b) Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.

c) Bạn Lan đi ra cổng từ lúc nãy.

d) Ô vẫn còn đây, của các em

Chồng thư mới mở, Bác đang xem.

(Tố Hữu)

đ) Em tôi cũng vừa mới đi học.

Bài tập 1. Xác định thành phần trung tâm cho các cụm từ sau và cho biết đó là cụm từ loại gì?

- một mái tóc bạc của cụ già

- đang đọc sách ngữ văn

- sẽ không còn yên ả

- cái nhìn âu yếm

- những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng

- sáng vằng vặc ở trên không

- những học sinh giỏi khối 6

- đáng yêu lắm

- rất thông minh

Bài tập 2. Điền các cụm từ sau vào mô hình cấu tạo của chúng?

- một người chồng thật xứng đáng

- vẫn còn đang đùa nghịch ở sau nhà

- rất đẹp

- hãy nhìn vào tôi

- làm bài tập ở nhà

- tất cả các bài tập cô giáo cho