Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 64
Điểm GP 1
Điểm SP 153

Người theo dõi (12)

himea gacha
Thuỷ Nguyễn
Yen Bai Day nghe
Mai Phương Bùi
Mon Phương

Đang theo dõi (4)

Diệu Huyền
Akai Haruma
Nguyễn Huy Tú
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

*Thực trạng bệnh còi xương ở thanh thiếu niên ở VN là:

-Với nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chưa đúng

Trẻ ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm (Protein), vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) sẽ dẫn đến thiếu chiều cao. Ngoài ra, trẻ còn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến trẻ thiếu vitamin D để hấp thu Canxi.

Rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của Canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất, nhưng chế độ bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho Canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu, mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu. Rốt cuộc là chiều cao không đủ còn khiến con mắc thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn Canxi được hấp thu tối đa vào xương và không dư thừa trong ruột và máu, cần bổ sung Canxi lượng vừa đủ, tốt nhất là dùng dạng nano, và phải bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.

Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu Collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.

Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, ăn thiếu chất nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng nhanh về chiều cao của mình.

Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp còi là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm, do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ.

Câu trả lời:

* Tham khảo

Chúng ta ngồi chân lâu bị tê là bởi vì:

- Điều này có liên quan đến việc tuần hoàn máu.

Các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều cần nạp vào dưỡng khí và chất dinh dưỡng, đồng thời thải ra khí cácbonnic và các loại tạp chất thải khác. Hai quá trình này cần phải có một hệ thống vận chuyển thì mới có thể hoàn thành được. Hệ thống đó chính là máu. Như mọi người đều biết, máu vận động trong huyết quản. Huyết quản là con đường quốc lộ trong cơ thể. Phần lớn máu vận chuyển dưỡng chất và chất thải trên con đường chính này. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng, khi con đường này thông thoáng, máu được lưu chuyển bình thường. Nhưng, nếu con đường có vấn đề, nhất định sẽ xảy ra tai nạn giao thông.

Khi bạn ngồi, phần mông và đùi ở trên ghế. Nếu ngồi lâu, do sức ép của trọng lượng cơ thể, huyết mạch sẽ bị chèn ép cục bộ, "đường quốc lộ" trở nên hạn hẹp, việc lưu thông qua lại của máu gặp khó khăn. Những vị trí phía dưới phần bị chèn ép sẽ rơi vào trạng thái thiếu d5;ng khí và các chất thải sẽ ứ đọng ở đó. Bạn thử nghĩ xem, nếu bộ phận tổ chức bị thiếu năng lượng cung cấp, chất thải lại không thể thoát ra ngoài, vậy nó có nguy hiểm hay không? Không cần phải lo lắng. Trong cơ thể chúng ta có một hệ thống dự báo, đó là thần kinh. Khi trong cơ thể có một bộ phận nào đó thiếu năng lượng cung ứng, nó sẽ kịp thời phát hiện và lập tức báo cáo với đại não. Qua sự phân tích của vị tổng tư lệnh này, lập tức phát ra tín hiệu cảnh báo tới bộ phận này, thông báo rằng cần, phải hành động ngay lập tức. Tín hiệu cảnh báo này chính là sự tê liệt. Cảm giác tê liệt nhắc nhở chúng ta không nên ngồi nữa mà phải đứng dậy hoạt động một chút. Như vậy, con đường quốc lộ trở nên thông thoáng. Máu lại vận hành bình thường, cảm giác tê liệt cũng lập tức biến mất.

Câu trả lời:

15-7=8