Từ một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một viên bi được búng chuyển động từ dưới lên với vận tốc đầu 2m/s viên bi chuyển động thẳng CDĐ với gia tốc có độ lớn 5m/s²
a. Tính quãng đường viên bi chuyển động lên được
b. Khi lên tới độ cao cực đại viên bi chuyển động xuống NDĐ với gia tốc cũng có độ lớn 5m/s² theo đường thẳng. Tính vận tốc thời gian khi viên bi chuyển động xuống tới A so sánh với thời gian viên bi chuyển động lên từ A
Một chiếc xe mô tô chạy thẳng NDĐ với gia tốc 3m/s² đến 1 lúc nào đó thì đạt vận tốc 10m/s
a. Tính vận tốc của xe vào các thời điểm 2s trước và 2s sau lúc đó
b. Khi đã có vận tốc 10m/s phải sau thời gian bao lâu nữa để xe chạy thêm được 64m. Tính vận tốc của xe ở cuối quãng đường 64m này
Một xe ô tô lúc 6h sáng khởi hành từ HN đi HP với v= 40 km/h chuyển động thẳng đều. Sau khi đi đén HP xe 1 dừng lại 1h sau đó trở về HN với cùng vận tốc biết khỏang cách từ HN dén HP là 120km
a. Lập phương trình chuyển động của xe
b. Vẽ đồ thị chuyển động của xe
c. Lúc quay về HN đồng thời có 1 xe khác đi từ HN đến HP. Hai xe gặp nhau tại thời điểm cách HN 50 km lập phương trình chuyển động của xe 2
Bài 1: Lúc 5h sáng 1 người xuất phát từ A chuyển động thẳng đều về B cách A 140 km với vA = 20 km/h Lúc 6h người thứ 2 xuất phát từ B về A với vB = 40 km/h Sau khi tới A người này lập túc quay trở lại B với tốc độ như cũ
a. Lập phương ttình chuyển động của 2 xe? Tìm thời điểm vị trí 2 xe gặp nhau
b. Vẽ đồ thị chuyển động của 2 xe trên cùng 1 hệ trục
Bài 2: Lúc 6h sáng 1 người đi xe đạp chuyển động đều với vận tốc 12 km/h gặp 1 người đi bộ ngược chiều với vận tốc 4 km/h. Lúc 6h30' người đi xe đạp dừng lại nghỉ 30' rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ. Xác định th9ì điểm và vị trí 2 người gặp nhau
Bài 3: Lúc 6h sáng 2 xe ô tô cùng khởi hành từ A và B ngược chiều nhau với các vận tốc có độ lớn vA =40 km/h vB =60 km/h Biết AB =160 km
a. Lập phương trình chuyển động của 2 xe
b. Xác định vị trí thời điểm 2 xe gặp nhau? Quãng đường mỗi xe đi được cho đến lúc đó
c. Xác định thời điểm 2 xe cách nhau 50 km ? Vị trí các xe khi đó
d. Biết rằng sau khi xe A khởi hành thì cứ 15' sau lại có 1 xe khác xuất phát từ A đi về B vói vận tốc bằng vA. Hỏi khi xe B về A thì đã gặp bn xe ddi trên đường. Tìm các thời điểm và vị trí gặp nhau đó?
Bài 4 : Lúc 6h xe 1 xuất phát từ A đến B với vận tốc 40 km /h. Lúc 6h30' xe 2 xuất phát từ B cùng chiều với xe 1 vói vận tốc 20 km/h. Xe 1 đuổi kịp xe 2 tại vị trí cách B 30 km
a. Tính AB. Vẽ đồ thị tọa độ thời gian
b. Tìm thời điểm xuất phát của xe 2 để lúc 7h 2xe cách nhau 20 km
Bài 5 : Lúc 7h có 2 ô tô khởi hành từ 2 điểm AB cách nhau 120 km trên cùng ddường thẳng chuyển động hướng vào nhau. Xe đi từ A chạy với vận tốc ko đổi 60 km/h còn từ B là 40 km/h. Chọn gốc tọa độ là A vag gốc thời gian lúc 7h
a. Tìm thời điểm vị trí 2 xe gặp nhau
b. Tìm khỏang cách 2 xe sau 1h khởi hành
c. Nếu xe đi từ A khởi hành trễ hơn 0,5 h thì sau bao lâu chúng mới gặp nhau
d. Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của 2 xe
Bài 6: Lúc 8h 2 xe xuất phát cùng lúc từ 2 điểm A,B cách bhau 75 km. Xe B chạy về A với vận tốc vB xe A chạy về B với Vận tốc 35 km/h. Tìm vận tốc xe B biét
a. Hai xe gặp nhau lúc 9h30'
b. Hai xe gặp nhau tại thời điểm cách B 40 km
Bài 7: Một xe ô tô lúc 6h sáng khởi hành từ Hà Nội đi Hải phòng với v= 40 km/h chuyển động thẳng đều. Sau khi đi đến HP xe 1 dừng lại 1h sau đó trở về HN với cùng vận tốc. Biết k/c HN đến HP là 120 km
a. Lập phương trình chuyển động của xe
b. Vẽ đồ thị chuyển động của xe
c. Lúc quay về HN đồng thời còn 1 xe khác đi từ HN đến HP. Hai xe gặp nhau tại thời diểm cách HN 50 km. Lập phương trình chuyển động của xe 2
Bài 1: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào là đúng giải thích
a. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau
b. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có 1 cạnh bằng nhau
c. Một tam giác là tam giác đều khi và chỉ khi chúng có 2 đường trung tuyến bằng nhau và có 1 góc = 60 độ
d. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có 1 góc bằng tổng của 2 góc còn lại
e. Đường tròn có 1 tâm đối xứng và 1 trục đối xứng
f. Hình chữ nhật có 2 trục đối xứng
g. Một tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi nó có 2 đường chéo vuông góc với nhau
h. Một tứ giác nội tiếp đường tròn khi và chỉ khi nó có 2 góc vuông
Bài 2: Cho mệnh đè chứa biến P ( x) với x thuộc R. Tìm x để P (x) là mệnh đề đúng
a. P(x) : " x² -5x +4=0"
b. P(x) : "x²-5x+6=0"
c. P(x): " x²-3x >0 "
d. P(x) :" √x >= x"
e. P(x) : " 2x+3<=7"
f. P(x): " x²+x+1 >0"
Bài 3: Chứng minh cac mệnh đề sau bằng phương pháp phản chứng
1. Nếu ac > 2( b+d) thù có ít nhất 1 trong 2 x²+ax+ b=0 và x²+cx+d=0 phương trình có nghiệm
2. Nếu 2 số nguyên dương a, b có tổng bình phương chia hết cho 3 thì cả 2 số đó đều chia hết cho 3
Hai vật bắt đầu chuyển động đồng thời từ A Vật 1 đi từ A đến B rồi mới đén C vật 2 đi thẳng đều từ A đến C Ở 1 thời điểm bất kì 2 vật luôn nằm trên đường thẳng vuông góc với AC . Tính tốc độ trung bình của vật 1 khi đi từ A đến C . Cho vật 2 có vận tốc ko đổi v2= 6 m/s các góc A = 30 độ B = 90 độ
Một người đi xe máy trên đoạn đường S km Trong nửa thời gian đầu người đó đi được đoạn đường s1 với vận tốc v1 40 km/h Trên phần đường còn lại người đó đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v2 30 km/h và nửa đoạn dường còn lại với vận tốc v3 Biết vận tốc trung bình trên suốt đoạn đường đi là 30 km/h Tính v3